Như một cái lệ hằng tối, người khách bộ hành lại tự rước mình ra đường, chỉ để nghe tiếng bước chân mình. Nhưng hôm nay, tai anhlại tràn ngập tiếng còi xe gầm rú inh ỏi, tiếng nhạc chát xình, tiếng cốc vại chạm nhau, và tiếng các bà cãi nhau, đôi cò từng xu một.

Ô hay, cái thành phố Sài Gòn này không ngủ hay sao? Càng về đêm, người lại càng túa ra đường. Có lẽ cả một ngày ngồi trong những bin-đinh máy lạnh vù vù đã khiến họ thèm được sông Sài Gòn quạt mát. Người, đâu cũng ngồn ngộn người.

Mà đêm đó cũng là một dịp đặc biệt: Ngày 29 tháng 4. Bất cứ một người con dân Việt Nam nào trong những này này cũng cảm thấy lịch sử đang sống lại. Và tại đây, TP. Hồ Chí Minh, nơi mọi thứ kết thúc và bắt đầu, người ta lại càng muốn đi. Đi dể xem thành phố sống cuộc đời về ban đêm của nó, để cảm nhận quá khứ và tương lai.

Chính diều đó đã kéo anh ra khỏi rạp hát. Mặc kệ tấm vé nhàu nát trong túi – Xem tuồng thâu đêm, một lói Sài Gòn. Nhìn những khuông mặt để mộc có khi lại thú vị hơn là sọc đỏ, xám và lục (cho dù cả hai chẳng kém cạnh nhau về độ ầm ĩ).

Cả thành phố được mặc áo mới, công lao của cả một tháng lao động cần mẫn. Cờ, khẩu hiệu bay phấp phới. Góc đường nào cũng bày mấy bức tranh cổ động đầy màu sắc. Những hình thù lạ mắt được kết lại từ đèn led, từ xa đã chói mắt. Đặc biệt trên đường Lê Duẩn và Phạm Ngọc Thạch là giỏ hoa hướng dương, bên trên là hai con bồ câu xinh xinh. Hoà bình, ước mong muôn thuở của con người.

Đi chầm chậm trong dòng lịch sử nhưng cuộc sống Sài Gòn vẫn không lạc một điệu nào. Các chốn vui chơi vẫn mở như thường, có khi còn đông vui hơn. Không có gì ghìm được chân anh ở một chỗ khi anh hít thở không khí Sài Gòn. Người ta buôn bán, người ta nhảy nhót, người ta hò hét, và đặc biệt nhất, người ta nhậu. Các hàng quán sáng đèn từ chiều đến đêm muộn, lúc nào cũng ăm ắp người thuộc đủ tầng lớp.

Với một người khách bộ hành từ xa, có lẽ thú vị nhất là được đứng trên cao. Nhìn từ toà nhà Bitexco, các đường nét mờ đi, nhường chỗ cho từng đám sáng. Từng toà nhà cao tầng đứng sừng sững như quân cờ xếp trận. Chạy giữa những ngọn núi bê tông đó là một dòng sông ánh sáng. Có khi nó cuồn cuộn trên đại lộ Võ Văn Kiệt. Có khi lại tạo thành xoáy tại bùng binh Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành. Chậm chậm lại để ngắm nhìn nhà thờ Đức Bà, chảy ngầm nơi hầm Thủ Thiên, và kéo dài quá về phía đông.

Nhưng hãy gác lại sự tráng lệ của Sài Gòn để nói về hai ấn tượng dáng nhớ nhất của người bộ hành trong một đêm trắng ở Sài Gòn.

Đã có ai nói rằng bóng tối là người bạn tốt nhất khi anh đi ngắm cảnh, vì nó gợi nên nhiều thứ hơn ánh sáng. Mọi thứ đều trở nên to hơn vài ba lần, đường nét cứ hoà lại với nhau, tạo thành những hình dáng kì lạ. Từng tán cây trở thành khu rừng, và mỗi cái bóng lại ẩn giấu một bí mật.

Vậy hãy tưởng tượng sự khó chịu của anh khi bất ngờ bị chói mắt vì ánh đèn halogen của từng đoàn xe tải hồng hộc như đàn trâu mộng kéo theo hàng đống vật liệu xây dựng. Và bụi. Và mùi sơn hầm hập. Và tiếng người, tiếng máy ầm ầm

Chúng phá hỏng sự yên tĩnh ngắn ngủi mà anh vừa mới có được.

Nhưng rồi vì tò mò, anh cũng tiến lại gần. Cái hơi tức tối bây giờ lại nhường chỗ cho sự ngạc nhiên: Trước mặt anh là một toà tháp xây dở, cao như quả núi, sáng rực như mặt trờ. Và trên đó là cả một đội quân kiến: Từng đoàn người áo xanh, mũ cam leo lên leo xuống, khệ nệ vác, xách, kéo, thả, đo, đếm, đập, bồi, nén,… Mặt mũi người nào cũng xạm đen vì bụi và thiếu ngủ. Nhưng trên những cây cột nhà cháy đó, đôi khi lại nở lên vài nũ cười vàng.

Họ trèo lên cao thế để làm gì? Anh không biết. Chỉ nhận ra rằng họ đang sống những giây phút của đời mình. Họ lao vào công việc với sự hăng say của những người bộ đội trong chiến đấu. Những bàn chân chai xạm mặt kệ đá dăm cứa vào, vẫn cố chạy thât nhanh, vác thật nhiều.

Chân tay anh ngứa ngáy, muốn lao vào làm một việc gì đó. Lôi vội chiếc máy ảnh bỏ túi, anh bấm hết hơn chục bức. Một vài cánh tay be bé giơ lên vẫy, vài tiếng cười giòn giã chào đón anh.

Cứ thế, người bộ hành đứng lặng đi.

Khám Sài Gòn, 18 thôn vườn trầu, địa đạo Củ Chi, Nhà 287/70,… Vậy chỉ còn một nơi nữa để anh đến thăm, nơi mà anh cố ý để lại cuối cùng.

Mờ sáng ở Sài Gòn cũng có sương như ở Hà Nội vậy. Người anh run lên, không chỉ vì cơn gió thổi hiu hiu, mà còn vì sự kiện đang diễn ra trước mắt anh vậy. Trong thời khắc giao giữa ánh sáng và bóng tối, lễ chào cờ ở dinh Độc Lập có một cái gì đó gần như là thàn thánh vậy.

Từng đám người đã tụ tập lại thành các nhóm nhỏ. Khung cảnh gợi nhớ cho anh những lúc mà người ta đi chùa: Đông đúc nhưng tuyệt nhiên yên lặng.

Đột nhiên, đám đông lộn xộn đó vội xắp xếp thành một khối vuông đặc, vai người này chạm người kia. Đoàn tiêu binh bước từng bước đều, mắt người nào cũng gằm gằm như muốn xuyên qua làn sương. Bản nhạc “Tiến bước dưới quân kỳ” vang lên rộn rã.

Nhìn quanh, anh bị vây quanh bởi những vẻ mặt nghiêm nghị. Hàng trăm con ngươi đổ dồn vào tấm vải đỏ. Trông ai cũng như pho tượng đá vậy. Bên cạnh anh, một người lính già, ngực không huy chương, hai má cứng lại như đá nhưng lại lăn dài một giọt nước mắt.

Lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên. Người tiêu binh dõng dạc hô: “Chào cò, Chào!”, khuôn mặt trẻ trung bỗng chốc trở nên già dặn. Trong một phút im lặng đó, không ai dám thở mạnh cả. Chỉ có tiếng lá cờ bay phần phật trong gió mới.

Như mặt nước khi có hòn đá  Rồi tất cả mọi người cùng cất lên bài “Tiến Quân Ca”. Giọng già, trẻ, gái, trai, không còn phân biệt được nữa. Tất cả mọi người đều hoà lại làm một. Cả anh nữa, anh cũng hát – hay gào, không còn quan trọng nữa. Chỉ biết rằng cổ họng của anh khô rát, nhưng cả người thấy lâng lâng. Anh chợt hiểu cảm giác của những người công nhân mà anh gặp lúc trước.

Đằng xa xa, mặt trời đã lên…

Lê Công Vũ 12A5 (CLB Phóng viên)