I. Mục tiêu thí nghiệm

- Tìm hiểu về kiến thức khoa học và công nghệ liên ngành, nâng cao nhận thức về khoa học và công nghệ vũ trụ.

- Đánh giá sự khác biệt giữa hạt giống trồng trong môi trường không trọng lực và và hạt giống trồng trên Trái Đất.

- So sánh sự quan trọng của ánh sáng quang hợp đối với sự phát triển của thực vật trên Trái Đất.

II. Chuẩn bị

1. Vật liệu để gieo trồng

TT

Vật liệu

Số lượng

1

Hộp (chai nhựa) trong để chứa các hạt mầm

2 chiếc

2

Hạt đậu Azuki

18 - 20 hạt

3

Vật liệu để làm giá thể (miếng bọt biển, bông khoáng)

1 miếng

4

Dao dọc giấy

1 chiếc

5

Bút không xóa (bút ghi đĩa)

1 chiếc

6

Vật liệu chắn sáng (Lá nhôm, bìa, giấy cứng,…)

1 cuộn


2. Vật liệu để theo dõi thí nghiệm

TT

Vật liệu

Số lượng

1

Máy ảnh

1 chiếc

2

Đèn pin

1 chiếc

3

Tờ giấy bóng màu xanh lá cây

1 chiếc

4

Sổ ghi nhật kí gieo trồng

1 quyển

5

Bút viết

1 chiếc

6

Vật liệu để đo: Thước kẻ, giấy ô li

1 chiếc


III. Bước tiến hành

1. Gieo hạt


2. Chăm sóc hạt đậu mầm

- Khi hạt bắt đầu mọc, mở nắp ra để nó không bị uốn cong, và lại bọc hộp chứa.

- Có thể úp một cái hộp khác lên để không cho ánh sáng lọt vào.

- Nhiệt độ gieo trồng khoảng 22-23 độ.

3. Theo dõi hạt nảy mầm

a) Quan sát sự sinh trưởng của hạt đậu Azuki


Một số hình ảnh từ trạm vũ trụ (cập nhật)









b) Ghi nhật kí gieo trồng: (Trong 7 ngày)

NHẬT KÍ GIEO TRỒNG

Ngày

Cách chăm sóc

Mô tả

Chú ý

Hạt đậu Azukia

Hạt vũ trụ

1

- Chuẩn bị vật liệu và gieo hạt

 

 

 

2

- Quan sát và chú ý đánh dấu ngày nảy mầm

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

5

- Mô tả chi tiết và so sánh với hạt giống trồng trên trạm vũ trụ.

- Bổ sung nước hằng ngày

 

 

 

6

- Tiếp tục quan sát

 

 

 

7

- Mô tả chi tiết và so sánh với hạt giống trồng trên trạm vũ trụ

- Đánh giá, so sánh và viết báo cáo tóm tắt, phân tích, nhận định sự khác biệt giữa hạt trồng trên vũ trụ và hạt trồng trên Trái Đất.

 

 

 


- Các nội dung cần mô tả:

TT

Nội dung

Cách tiến hành

1

Quan sát diễn biến thời tiết

- Đo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…

2

Tỉ lệ % hạt nảy mầm.

- Lưu ý thời gian hạt nảy mầm sau khi bắt đầu trồng.

3

Sự thay đổi của hạt nảy mầm.

- Đo rễ và thân hằng ngày bằng thước và ghi kết quả

- Chụp ảnh hoặc vẽ phác thảo nếu cần.

- Quan sát các thay đổi khác sau khi hạt nảy mầm

4

So sánh kết quả với hạt đậu mầm trồng trên vũ trụ.

Quan sát sự khác biệt về màu sắc, kích thước, hình dạng và xác định nguyên nhân, lý do vì sao có sự khác nhau này.

Hoạt động tương tự trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS - (In the Space): Xem ở cuối bài

5

So sánh kết quả giữa các nhóm

Quan sát sự khác biệt về màu sắc, kích thước, hình dạng và xác định nguyên nhân, lý do vì sao có sự khác nhau này.


c) Phân công nhiệm vụ          

- Mỗi nhóm HS tiến hành trồng hạt mầm.

- Quan sát và ghi nhật kí gieo trồng hằng ngày.

- Điều kiện gieo trồng: 1 hộp đặt trong bóng tối, 1 hộp để ngoài sáng.

Trong điều kiện trồng trong bóng tối, khi quan sát lưu ý:

- Hạn chế tối đa ánh sáng chiếu vào hộp đựng.

- Sử dụng đèn pin được che bởi một tờ giấy bóng màu xanh lá cây.

Nhóm

Vị trí đặt phôi

1

- Hướng lên trên

2

- Hướng xuống dưới

3

- Xoay ngang

4. Báo cáo kết quả thí nghiệm

- Ghi chép đầy đủ thông tin Nhật kí gieo trồng vào giấy A4 hoặc file số dưới định dạng *.doc (Microsoft Office) hoặc *.pdf (Adobe Reader).

- Đính kèm các tập tin vào e-mail và gửi đến:

- Học sinh có câu hỏi, thắc mắc hoặc cần sự trợ giúp có thể liên hệ với thầy cô hướng dẫn hoặc đại diện Ban tổ chức.

1. Cô Nguyễn Thị Hiền - Bộ môn Sinh học, trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành

Email: hienntt0208@gmail.com

2. Anh Nguyễn Vũ Giang - Đại diện Ban tổ chức, Viện Công nghệ Vũ trụ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. Email: nvgiang@gmail.com


Một số video về thí nghiệm hạt vũ trụ




Admin