Lưu ý quan trọng khi làm hồ sơ thi ĐH

[Vietnamnet.vn] - Phiếu đăng ký dự thi (ĐKDT) tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay có bổ sung những điểm mới ở phần dành cho thí sinh diện liên thông. Mẫu phiếu đăng kí do Bộ GD-ĐT ban hành gồm 18 mục thí sinh cần phải ghi. 

Bộ GD-ĐT cho biết, hồ sơ ĐKDT bao gồm: Một túi đựng hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2. (Phiếu số 1 do Sở GD-ĐT lưu giữ. Phiếu số 2 do thí sinh giữ và được sử dụng trong các trường hợp cần thiết).

Thí sinh lưu ý, trong túi đựng hồ sơ: Mặt trước ghi các thông tin cần thiết mà thí sinh phải điền đầy đủ, mặt sau là một số lưu ý về làm hồ sơ ĐKDT (đây chính là một phiếu ĐKDT và sẽ được gửi đến trường ĐH, CĐ nơi thí sinh ĐKDT). Phiếu số 1: Mặt trước có nội dung giống mặt trước của túi đựng hồ sơ, mặt sau gồm các thông tin về tên và ký hiệu các trường ĐH, CĐ. Phiếu số 2: Mặt trước của phiếu về cơ bản giống mặt trước của túi đựng hồ sơ, mặt sau là hướng dẫn ghi phiếu ĐKDT.

3 ảnh chân dung cỡ 4x6cm được chụp trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKDT; 3 phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ họ, tên và địa chỉ, số điện thoại của thí sinh. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

Riêng thí sinh có nguyện vọng học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các đại học cần nộp thêm bản photocopy mặt trước của tờ phiếu ĐKDT số 1.

Thời hạn thu nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT quy định thống nhất trên phạm vi toàn quốc từ ngày 11/3 đến hết ngày 11/4. Các trường ĐH, CĐ thu hồ sơ và lệ phí ĐKDT mã 99 từ 12/4 đến hết ngày 19/4.


Thông tin mới nhất về tuyển sinh 2013

[Vietnamnet.vn] - Ngày 23/2, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã ký văn bản về một số điều chỉnh, bổ sung kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013. Theo đó kỳ thi năm 2013 có một số điều chỉnh thí sinh cần lưu ý.

Bổ sung diện tuyển thẳng

Tuyển thẳng học sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế; học sinh trong đội tuyển tham dự hội thi sáng tạo khoa học kĩ thuật quốc tế đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Nếu chưa tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ được bảo lưu sau khi tốt nghiệp.

Ưu tiên xét tuyển thẳng vào ĐH, CĐ những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ ...Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức.

Thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 theo Quyết định số 2123 của Thủ tướng Chính phủ được xét tuyển thẳng vào ĐH, CĐ. Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức.

Thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp nghề, TCCN, CĐ nghề, CĐ chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp - có nguyện vọng học liên thông lên CĐ hoặc ĐH theo hình thức chính quy phải nộp hồ sơ ĐKDT theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông, dự thi theo đề thi chung của Bộ và được xét tuyển theo nguyện vọng học liên thông đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi vào trường CĐ hoặc trường ĐH.

Được xét tuyển nhiều đợt

Điểm trúng tuyển được xác định theo nguyên tắc: điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước.

Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, bắt đầu từ ngày 20/8/2013, thời gian xét tuyển mỗi đợt là 20 ngày, tính từ ngày thông báo xét tuyển. Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 30/10/2013.

Về vấn đề đăng ký dự thi : Vẫn như năm 2012, Riêng thí sinh có nguyện vọng học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các đại học thì cần nộp thêm bản photocopy mặt trước của tờ phiếu ĐKDT số 1.

Thời hạn thu nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT quy định thống nhất trên phạm vi toàn quốc như sau: Theo hệ thống của Sở GD-ĐT từ ngày 11/3 đến ngày 11/4/2013; Tại các trường tổ chức thi từ 12/4 đến 19/4.

Điểm sàn theo khối

Căn cứ kết quả thi của thí sinh và quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành, Bộ GD-ĐT sẽ xác định và công bố điểm sàn hệ ĐH, hệ CĐ đối với từng khối thi A, A1, B, C, D. Điểm trúng tuyển chưa nhân hệ số của các trường không được thấp hơn điểm sàn.

Thí sinh có kết quả thi thấp hơn điểm sàn không được xét tuyển vào các trường sử dụng kết quả thi theo đề thi chung.

Thời hạn xét tuyển

Các trường phải công bố công khai các thông tin liên quan đến điều kiện xét tuyển, thời hạn xét tuyển mỗi đợt là 20 ngày và công bố kết quả xét tuyển trên trang thông tin điện tử của trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời chuyển thông tin này về Cục Công nghệ thông tin để đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ.

Thời hạn xét tuyển bắt đầu từ ngày 20/8 đến ngày 30/10/2013.

Thí sinh nhận 3 phiếu báo điểm

Các trường ĐH thi theo đề thi chung của Bộ in, đóng dấu đỏ và cấp 03 Giấy chứng nhận kết quả thi ĐH cho thí sinh không trúng tuyển vào trường mình, nhưng có kết quả thi từ điểm sàn CĐ trở lên (không có môn nào bị điểm 0); In Phiếu báo điểm cho thí sinh có kết quả thi dưới điểm sàn CĐ.

Các trường CĐ thi theo đề thi chung của Bộ in, đóng dấu đỏ và cấp 03 Giấy chứng nhận kết quả thi CĐ cho thí sinh không trúng tuyển vào trường mình, nhưng có kết quả thi từ điểm sàn CĐ trở lên (không có môn nào bị điểm 0); In Phiếu báo điểm cho thí sinh có kết quả thi dưới điểm sàn CĐ.

Giấy chứng nhận kết quả thi ĐH,CĐ; Phiếu báo điểm phải thống nhất mẫu đã thiết kế, không được thay đổi và phải điền đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định. Cả hai loại Giấy này đều phải đóng dấu đỏ của trường để thí sinh có thể sử dụng đăng ký xét tuyển vào trường ĐH, CĐ hoặc TCCN. Chỉ in điểm các môn thi chưa nhân hệ số.

Đối với thí sinh dự thi liên thông theo đề thi chung của Bộ, kết quả thi được sử dụng để xét tuyển theo chỉ tiêu đào tạo liên thông của trường. Nếu không trúng tuyển được xét tuyển vào học liên thông các trường khác, cùng khối thi, trong vùng tuyển và đáp ứng được yêu cầu của trường cần tuyển.

Quyền lợi của thí sinh thi "nhờ"

Thí sinh có nguyện vọng học tại trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các ĐH phải nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT, lệ phí dự thi
và dự thi tại trường ĐH, CĐ tổ chức thi có cùng khối thi.

Các trường ĐH, CĐ có tổ chức thi phải nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT, lệ phí dự thi và tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh có nguyện vọng học tại các trường không tổ chức thi được dự thi.

Các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi, lên thống kê điểm trên máy tính, xét tuyển thí sinh, gửi Giấy triệu tập cho thí sinh trúng tuyển; Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh không trúng tuyển (kết quả thi từ điểm sàn CĐ trở lên), phiếu báo điểm cho thí sinh để các sở GD-ĐT chuyển cho thí sinh.

Lịch thi

Đợt I: Ngày 4 - 5/7 thi ĐH khối A, A1 và V. Thí sinh thi khối V, sau khi dự thi môn Toán, Lý, thi tiếp năng khiếu Vẽ đến hết ngày 11/7/2013.

Đợt II: Ngày 9 - 10/7 thi ĐH khối B, C, D và các khối năng khiếu. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hoá (Khối H, N thi môn Ngữ văn theo đề thi khối C; Khối M thi môn Ngữ văn, Toán theo đề thi khối D; Khối T thi môn Sinh, Toán theo đề thi khối B; Khối R thi môn Ngữ văn, Lịch sử theo đề thi khối C), thi tiếp các môn năng khiếu đến hết ngày 13/7/2013 (trừ 10 trường tổ chức thi tuyển sinh riêng).

Đợt III: Ngày 15 - 16/7 thi CĐ tất cả các khối thi. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa, thi tiếp các môn năng khiếu đến ngày 21/7/2013. Thời gian làm bài của mỗi môn thi tuyển sinh sau: Các môn thi tự luận: 180 phút, các môn thi theo trắc nghiệm: 90 phút.


Tuyển sinh 2013, thí sinh được cấp 3 giấy chứng nhận kết quả thi

(Dân trí) - Điểm mới trong tuyển sinh 2013 là thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển khi nộp bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi. Các trường sẽ không nhận bản đăng ký xét tuyển photo như năm 2012 mà chỉ nhận bản gốc.

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, năm nay Bộ quyết định thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển khi nộp bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi. Các trường ĐH, CĐ sẽ in, đóng dấu đỏ và cấp ba giấy chứng nhận kết quả thi ĐH, CĐ cho thí sinh không trúng tuyển vào trường mình nhưng có kết quả thi từ điểm sàn CĐ trở lên để thí sinh đăng ký xét tuyển. Nếu không trúng tuyển hoặc có nguyện vọng rút hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) đã nộp, thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKXT.

Đối với thí sinh dự thi liên thông nộp hồ sơ và thi chung đợt với ĐH, CĐ chính quy. Các thí sinh này vẫn phải dự thi các môn văn hóa hoặc năng khiếu theo quy định của khối thi tương ứng với ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh. Nếu không trúng tuyển cũng sẽ được xét tuyển vào học liên thông các trường khác cùng khối thi, trong vùng tuyển và đáp ứng được yêu cầu của trường cần tuyển.

Tuyển sinh 2013, thí sinh không được nộp bản photo để tham gia xét tuyển.

Ngày 19/2, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã họp bàn để thống nhất lại những điểm thay đổi trong các kì thi năm 2013. Hầu hết các chủ trương đều được giữ nguyên so với bản dự thảo được đem ra bàn luận tại hội nghị thi và tuyển sinh trước đó.

Do vậy, Bộ tiếp tục giao các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác xét tuyển, có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, nhưng thời gian xét tuyển mỗi đợt ít nhất là 20 ngày, tính từ ngày thông báo xét tuyển 20/8/2013. Thời hạn kết thúc xét tuyển là 30/10/2013.

Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ và học sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ, được ưu tiên xét tuyển vào học và phải học dự bị 6 tháng.

Các trường ĐH, CĐ đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ, được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi thấp hơn điểm sàn 1,0 điểm và phải học dự bị 6 tháng.


Bộ Giáo dục lên tiếng về quy định nhập ngũ mới

[Vietnamnet.vn] - "Quân đội rất cần các em. Các em cần hiểu mình có vai trò rất lớn quyết định sức mạnh quân đội...." Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thiện Minh trao đổi với VietNamNet trước những băn khoăn.

Bộ Quốc phòng và Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư liên tịch số 13 sửa đổi bổ sung một số điều về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ.

Một số điểm quan trọng của thông tư này là: “Trường hợp công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm, thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ....

- Quy định khiến không ít học sinh băn khoăn. Các em cho rằng việc phải gác học đại học để làm nghĩa vụ sẽ khiến kiến thức cũng như hoài bão theo ngành học đó bị rơi rụng. Ông có chia sẻ gì về ý kiến này?

Vụ trưởng Nguyễn Thiện Minh: Các em cần hiểu rằng cơ hội tham gia vào lực lượng thường trực đối với một công dân chỉ có 2 năm, còn việc học tập là suốt đời. Quá trình đó có thể anh quên kiến thức một chút nhưng anh có cả một thời gian sau này để ôn tập, học tập.

Xác định được việc gì cần làm trước, việc gì có thể tạm gác lại làm sau sẽ không ảnh hưởng gì đến ước mơ, khát vọng theo ngành mình đã lựa chọn khi thi đại học.

Hơn nữa, tôi tin các em đủ sáng suốt để hiểu nhiệm vụ thiêng liêng và việc học tập suốt đời.

- Trước khi thống nhất được ra quy định này, hai bộ đã tính đến việc này chưa, thưa ông?

Chúng tôi đã ngồi lại và bàn bạc kĩ lưỡng những vấn đề có thể xảy ra, trong đó có việc sinh viên sẽ tạm dừng việc học để tham gia quân ngũ.

Thực tế, một số nước không khó khăn như chúng ta, điển hình như Hàn Quốc, Israel đã làm việc này từ lâu. Họ quy định anh làm nghĩa vụ xong rồi muốn học gì thì làm sau đó. Việt Nam mới bắt đầu làm việc đó. Ta đang đi học cái tốt của họ đã làm rồi.

Vấn đề là tuyên truyền thay đổi nhận thức của học sinh sinh viên. Chúng ta đều hiểu khi và chỉ khi còn đất nước, mọi người mới có thể yên tâm học hành và làm việc.

- Sinh viên có vai trò như thế nào khi tham gia vào lực lượng quân đội, thưa ông?

Quân đội ta phải mạnh. Không tuyển chọn lực lượng có trình độ cao, quân đội ta không thể lớn mạnh được. Đã qua rồi thời kì chống Mĩ, nay là tác chiến điện tử, là bản đồ số,…cơ động lắm. Từ tính chất và cách đánh khác hẳn ngày xưa, đòi hỏi mỗi chiến sĩ phải có trình độ học vấn cao.

Các em cần hiểu mình có vai trò rất lớn quyết định sức mạnh quân đội. Sinh viên đỗ đại học là tốt, nếu đã qua thời gian học tập ở giảng đường đại học việc làm quen với các loại vũ khí mới sẽ rất nhanh. Quân đội rất cần các em.

Bên cạnh đó, khoảng thời gian trong quân ngũ là thời gian quý báu để rèn luyện bản lĩnh cho mỗi con người. Một số sinh viên khi bước vào giảng đường đại học có lối sống buông thả hay chưa khoa học. Môi trường quân đội sẽ giúp các em chỉnh trang lối sống, phong cách nhiều. Quân đội cũng là trường học lớn. Vào đó, mỗi người sẽ cảm thấy mình thay đổi và lớn hẳn lên.

Hiện chúng tôi đang lên phương án để cho các em học sinh tiếp xúc thường xuyên với các binh chủng. Như vậy các em sẽ hiểu và quen dần mình sẽ là một người lính, khoác trên vai màu áo bộ đội cùng chiến đấu bảo vệ tổ quốc khi đất nước cần. Hơn hết chúng tôi mong các em, gia đình và nhà trường hiểu và chia sẻ trách nhiệm thiêng liêng này.

- Xin cảm ơn ông!

 

Tiếp tục tổ chức 4 cụm thi đại học cấp quốc gia

(Dân trí) - Bộ GD-ĐT vừa công bố phương hướng tuyển sinh ĐH,CĐ 2013. Theo đó, tiếp tục tổ chức 4 cụm thi cấp quốc gia ở 4 thành phố lớn.

Cụ thể, cụm thi tại thành phố Hải Phòng: Dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Hàng hải và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng có nguyện vọng thi vào các trường đại học đóng tại khu vực Hà Nội. Cụm thi này do Trường ĐH Hàng hải chủ trì phối hợp với các trường đại học liên quan tổ chức thi.

Cụm thi tại thành phố Vinh: Dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Vinh và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 4 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, có nguyện vọng thi vào các trường đại học đóng tại khu vực Hà Nội và TPHCM. Cụm thi này do Trường ĐH Vinh chủ trì phối hợp với các trường đại học liên quan tổ chức thi.

Cụm thi tại thành phố Quy Nhơn: Dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Quy Nhơn và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 6 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam có nguyện vọng thi vào các trường đại học đóng tại khu vực Hà Nội và TPHCM. Cụm thi này do Trường ĐH Quy Nhơn chủ trì phối hợp với các trường đại học liên quan tổ chức thi.

Cụm thi tại thành phố Cần Thơ: Dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Cần Thơ và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 9 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, thành phố Cần Thơ có nguyện vọng thi vào các trường đại học đóng tại khu vực TPHCM. Cụm thi này do Trường ĐH Cần Thơ chủ trì phối hợp với các trường đại học liên quan tổ chức thi.

Riêng thí sinh của các tỉnh tại các cụm thi trên, nếu đăng ký dự thi vào các trường ĐH khối Quốc phòng và Công an hoặc các trường và các ngành năng khiếu vẫn phải đến trường ĐH, CĐ để dự thi (không dự thi ở cụm).

Thí sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố được chỉ định dự thi tại cụm thi TP Hải Phòng, TP Vinh, TP Quy Nhơn hoặc TP Cần Thơ, nhưng tốt nghiệp THPT tại các tỉnh, thành phố khác, thí sinh tự do, không bắt buộc phải dự thi tại cụm thi được chỉ định theo hộ khẩu thường trú.

Đợt thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013:

Đợt I: Ngày 4 - 5/7/2013, thi đại học khối A, A1 và V. Thí sinh thi khối V, sau khi dự thi môn Toán, Lý, thi tiếp năng khiếu Vẽ đến hết ngày 11/7/2013.

Đợt II: Ngày 9 - 10/7/2013, thi đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu.

Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hoá (Khối H, N thi môn Ngữ văn theo đề thi khối C; Khối M thi môn Ngữ văn, Toán theo đề thi khối D; Khối T thi môn Sinh, Toán theo đề thi khối B; Khối R thi môn Ngữ văn, Lịch sử theo đề thi khối C), thi tiếp các môn năng khiếu đến hết ngày 13/7/2013 (trừ 10 trường tổ chức thi tuyển sinh riêng theo Quyết định số 102/QĐ-BGDĐT ngày 08/01/2013 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về Đề án thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy vào các trường khối Văn hóa - Nghệ thuật).

Đợt III: Ngày 15 - 16/7/2013, thi cao đẳng tất cả các khối thi. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa, thi tiếp các môn năng khiếu đến ngày 21/7/2013.

Lịch thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013 như sau:

Đối với hệ đại học, đợt I, ngày 4 - 5/7/2013 thi đại học khối A, A1 và V:

Ngày

Buổi

Môn thi

Khối A

Khối A1

Ngày 3/7/2013

Sáng

Từ 8g00

Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh.

Ngày 4/7/2013

Sáng

Toán

Toán

Chiều

Ngày 5/7/2013

Sáng

Hóa

Tiếng Anh

Chiều

Dự trữ

Đợt II, ngày 9 - 10/7/2013, thi đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu:

Ngày

Buổi

Môn thi

Khối B

Khối C

Khối D

Ngày 8/7/2013

Sáng

Từ 8g00

Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh

Ngày 9/7/2013

Sáng

Toán

Địa

Toán

Chiều

Sinh

Sử

Ngoại ngữ

Ngày 10/7/2013

Sáng

Hóa

Ngữ văn

Ngữ văn

Chiều

Dự trữ

Đợt III, ngày 15 - 16/7/2013, các trường cao đẳng tổ chức thi tất cả các khối.

Ngày

Buổi

Môn thi

Khối A

Khối A1

Khối B

Khối C

Khối D

Ngày 14/7/2013

Sáng

từ 8g00

Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh.

Ngày 15/7/2013

Sáng

Toán

Toán

Toán

Địa

Toán


Chiều

Hoá

Tiếng Anh

Hóa

Sử

Ngoại ngữ

Ngày 16/7/2013

Sáng

Sinh

Ngữ văn

Ngữ văn


Chiều

Dự trữ

 

Source: Vietnamnet.vn; Dantri.com.vn