Nhà báo Nguyễn Ngọc Nam - TBT báo GD&TĐ (bìa phải) và ông Đoàn Văn Ninh - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT), Trưởng Bộ phận Thường trực Đổi mới CT,SGK GDPT (bìa trái) chào mừng các vị khách mời

Nhà báo Nguyễn Ngọc Nam - TBT báo GD&TĐ (bìa phải) và ông Đoàn Văn Ninh - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT), Trưởng Bộ phận Thường trực Đổi mới CT,SGK GDPT (bìa trái) chào mừng các vị khách mời

GD&TĐ - Chiều nay (19/12), các vị khách mời là chuyên gia, giáo viên, cán bộ quản lý đã có mặt tại trụ sở báo GD&TĐ, nhiệt tình chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về quản lý, chuyên môn trong triển khai dạy – học tích hợp với bạn đọc trên cả nước.
CÁC VỊ KHÁCH MỜI

1. PGS TS Đinh Thị Kim Thoa - Trường ĐHGD (ĐHQG Hà Nội), Ủỷ viên Ban xây dựng CT GDPT tổng thể;

2. Cô Nguyễn Thị Thu Anh - Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội);

3. Cô Ngô Thị Thành - Phó Hiệu trưởng, phụ trách tổ bộ môn Lịch sử Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội);

4. Thầy Trần Văn Huy - Giáo viên Vật lý Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội).

Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.

Trong thực tế, trước khi Bộ GD&ĐT có chủ trương dạy học tích hợp liên môn, nhiều trường phổ thông đã chủ động thực hiện. Trong hoạt động chính khóa, ngoại khóa, các giáo viên bộ môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên đã có những nội dung dạy học tích hợp và bước đầu có hiệu quả trong việc thu hút học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy.

Sau khi Bộ GD&ĐT có chủ trương dạy học tích hợp, với những khóa tập huấn,  tổ chức sinh hoạt chuyên môn, rà soát toàn bộ chương trình các bộ môn và tìm ra những nội dung chung để xây dựng kế hoạch dạy học, đưa ra những vận dụng sáng tạo trong dạy học tích hợp, một số trường trở thành những điển hình thành công khi “tiên phong” đi trước trong việc dạy học tích hợp.

Nắm bắt được nhu cầu mong muốn trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm triển khai dạy học tích hợp ở trường trung học của các giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh, phụ huynh…, báo Giáo dục và Thời đại phối hợp với Bộ phận Thường trực Đổi mới CT-SGK GDPT (Bộ GD&ĐT) tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Dạy – học tích hợp ở trường trung học”.

Đúng 14h, buổi giao lưu trực tuyến bắt đầu.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Nam - Tổng Biên tập báo Giáo dục và Thời đại - tuyên bố lý do và cảm ơn các vị khách mời đã tham gia giao lưu cùng bạn đọc.

Ông Đoàn Văn Ninh - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT), Trưởng Bộ phận Thường trực Đổi mới Chương trình, sách giáo khoa GDPT - tặng hoa chào mừng các vị khách mời.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Nam - TBT báo GD&TĐ - phát biểu khai mạc giao lưu trực tuyến 

Nội dung buổi giao lưu trực tuyến

Trong chương trình mới, ngoài các môn học tích hợp còn có các chuyên đề kiến thức liên môn. Xin hỏi, giáo viên chúng tôi có phải tự xây dựng các chuyên đề này hay không? Bản thân tôi đã từng tự xây dựng chuyên đề dạy học tham gia cuộc thi giáo viên dạy học tích hợp - liên môn do Bộ GD&ĐT tổ chức và thấy rằng, việc này phải đầu tư rất công phu về công sức, thời gian. 

nguyenvantru@...

PGS TS Đinh Thị Kim Thoa :

Thực ra, sau này giáo viên sẽ là lực lượng chính trong việc phát triển chương trình. Thời kỳ đầu, có thể Bộ hay nhóm chuyên gia hay nhà trường sẽ hỗ trợ trong việc xây dựng nội dung chương trình, SGK. Việc thầy/cô đã tự xây dựng được các chủ đề dạy học tích hợp, điều đó thực sự đáng hoan nghênh. 

Để tạo ra được một chủ đề tích hợp tốt, chúng ta cũng phải rất công phu, mất thời gian, công sức… 

Nhưng tôi tin rằng, nếu tiến hành thường xuyên thì dần dần công việc này cũng trở lên “quen tay”, dễ dàng hơn. 

“Vạn sự khởi đầu nan”, mong các thầy cô nỗ lực, cố gắng giữ nhiệt huyết để góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục.

Tại nơi em công tác đang triển khai dạy học tích hợp. Nhưng có vấn đề tế nhị lắm chị ạ. Ví như với tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”, giáo viên Văn thì bảo là có thể đảm nhận mà không cần phải nhờ đến môn Sử. Trong khi đó, giáo viên Sử “phản pháo” rằng để có tác phẩm này là cả một quá trình lịch sử mà giáo viên Văn không sao thay thế được… Ở trường của chị Thu Anh có gặp phải tình huống này không? Và nếu gặp tình huống như vậy, là một Hiệu trưởng, chị sẽ giải quyết như thế nào?

giaovientichhop@...

Cô Nguyễn Thị Thu Anh:

Trên thực tế, ở trường chúng tôi chưa gặp những tình huống như vậy. Các thầy cô ở trường chúng tôi luôn ý thức rằng: Giáo viên nào đóng vai trò chủ đạo không quan trọng bằng học sinh nhận được gì từ giờ dạy của thầy cô!

Khi quan niệm như vậy, các thầy cô sẽ cũng nhau trao đổi để tìm ra cách thức tổ chức dạy học hiệu quả.

Có lẽ một trong những đối tượng bị tác động nhiều nhất khi đổi mới chương trình, SGK chính là đội ngũ nhà giáo. Là giáo viên, thầy Huy có kiến nghị gì đối với Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT để thực hiện có hiệu quả dạy học chủ đề tích hợp? 

ihavedream@...

Thầy Trần Văn Huy:

Tôi đồng ý với ý kiến của bạn, một trong những đối tượng bị tác động nhiều nhất khi đổi mới chương trình, SGK chính là đội ngũ nhà giáo.

Theo tôi, giáo viên rất cần một chương trình và cách thức kiểm tra đánh giá hợp với dạy học phát triển năng lực; Tăng cường cơ sở vật chất để đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học; Tập huấn kỹ, cụ thể chi tiết cho giáo viên, có thật nhiều ví dụ minh họa. (Tập huấn qua mạng, liên kết với trường trong nước và các trường của các nước tiên tiến để chia sẻ thông tin…; tăng cường truyền thông; tạo cơ chế để khuyến khích giáo viên…).

Tôi là nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng luôn theo dõi từng bước chuyển biến của giáo dục nước nhà. Tôi rất vui khi Bộ phận thường trực xây dựng chương trình, SGK và báo Ngành tổ chức buổi giao lưu ý nghĩa này. Bản thân tôi muốn gửi câu hỏi đến Ban xây dựng CT GDPT tổng thể: Căn cứ pháp lý để triển khai xây dựng và thực hiện dạy học tích hợp trong chương trình mới của Việt Nam là gì? Xin cảm ơn!

Nguyễn Văn Chiến – Khu tập thể Nam Đồng, Hà Nội

PGS TS Đinh Thị Kim Thoa :

Đổi mới lần này nhằm đến việc triển khai hướng dạy học tích hợp một cách sâu rộng hơn và đáp ứng yêu cầu hình thành năng lực -PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa 

Việc xây dựng CT-SGK giáo dục phổ thông mới dựa trên một số văn bản pháp lý. Dưới đây, xin trích 3 văn bản chính:

Thứ nhất: Nghị quyết 29 của Trung ương VIII khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT ghi rõ:“Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. 

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015”.

“Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”.

“Xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn”.

Thứ hai: Nghị quyết số 88 của Quốc hội Khoá XIII đã chỉ rõ: Đổi mới nội dung giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên.

Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học.

Ở cấp trung học phổ thông yêu cầu học sinh học một số môn học bắt buộc, đồng thời được tự chọn các môn học và chuyên đề học tập theo hình thức tích lũy tín chỉ.

Thứ 3: Quyết định 404 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình – SGK giáo dục phổ thông cũng nêu rõ, một trong những định hướng xây dựng CT mới, SGK mới là: CT mới, SGK mới được xây dựng, biên soạn theo hướng tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới, thực hiện lồng ghép, kết hợp các nội dung liên quan với nhau ở mức độ hợp lý để tạo thành các môn học tích hợp, thực hiện giảm hợp lý số môn học, tránh chồng chéo nội dung và những kiến thức không hoặc chưa cần thiết đối với học sinh…

Dạy học tích hợp không phải vấn đề mới được đặt ra trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mà theo tôi được biết, chúng ta đã thực hiện dạy học tích hợp trong chính chương trình hiện hành. Vậy xin PGS Đinh Thị Kim Thoa cho biết thực trạng dạy học tích hợp trong chương trình hiện hành là như thế nào?

Bùi Minh Anh – An Dương, Hải Phòng

PGS TS Đinh Thị Kim Thoa :

Dạy học tích hợp, về bản chất đã được thực hiện ngay từ khi chúng ta nói đến giáo dục, nói đến nhà trường. Chỉ có điều chúng ta chưa nhận diện nó như là đối tượng độc lập, chưa sử dụng thuật ngữ“tích hợp” để chỉ ra hiện tượng. Một số công trình nghiên cứu của Viện KHGD đã chỉ ra chương trình tích hợp trong các môn học ở các cấp học trong các nhà trường Việt Nam từ năm 1945 cho đến nay.

Trên thực tế, nếu liên hệ thực tiễn cũng là một cách của tích hợp thì tất cả thầy cô đã thực hiện. Tuy nhiên tích hợp này chưa triệt để nên ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục.

Đổi mới lần này nhằm đến việc triển khai hướng dạy học tích hợp một cách sâu rộng hơn và đáp ứng yêu cầu hình thành năng lực. Mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường đều phải góp phần hình thành năng lực chung cho học sinh. Đây là sự đổi mới rất căn bản.

Em là một giáo viên cấp 3 tại Hà Nam. Em thấy rằng đối với học sinh, dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu này, đặc biệt là thế hệ học sinh hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp. Xin hỏi chị Thu Anh làm thế nào để học sinh bắt kịp, hứng thú với cách giảng mới của giáo viên. Ở trường của chị Thu Anh, sau khi giảng dạy tích hợp thì học sinh có đạt thành tích cao hơn không?

hanamdauyeu@...

Cô Nguyễn Thị Thu Anh:

Giáo viên cần luôn sáng tạo khi giảng dạy để tạo hứng thú học tập cho học sinh - Cô Nguyễn Thị Thu Anh 

Thực tế cho thấy HS “lạ lẫm”, “thấy khó”, không “hứng thú” hay có cảm hứng với kiến thức môn học tùy thuộc vào việc giáo viên lựa chọn mục tiêu dạy học có phù hợp với đối tượng học sinh không? Cách thức tổ chức các hoạt động dạy học có hiệu quả không? Giáo viên có đánh giá được hiệu quả dạy học tích hợp không?... 

Cũng như dạy các kiến thức khác, giáo viên trường chúng tôi luôn chủ động huy động sự sáng tạo của học sinh vì vậy học sinh trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành không “lạ lẫm” khi học các giờ học tích hợp liên môn.

Trong chương trình mới được áp dụng từ năm 2018 sẽ có những môn học tích hợp, nhưng tôi chưa hình dung sách giáo khoa biên soạn theo hướng tích hợp sẽ như thế nào. Thêm nữa, với chủ trương một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa, vậy nếu có trường vẫn sử dụng sách giáo khoa hiện hành có được hay không?

Nguyễn Minh Châu – Đông Hà, Quảng Trị

PGS TS Đinh Thị Kim Thoa :

Theo một số nước, bộ SGK tích hợp được trình bày phần lớn theo cách: Có một số chủ đề tích hợp cần phải sử dụng kiến thức các môn học để giải quyết 1 vấn đề; sau đó là những phần được trình bày một cách độc lập - gọi là các phân môn. Ban đổi mới CT-SGK GDPT cũng sẽ học tập một số hình thức trình bày SGK theo chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, trong chương trình mới không chỉ có 1 bộ SGK mà có thể có nhiều bộ SGK. SGK chỉ là nguồn tham khảo, các thầy cô hoàn toàn có thể tự xây dựng các chủ đề tích hợp và hoàn toàn có quyền sử dụng những tài liệu ở nguồn mà mình cho là tin cậy. Mục đích cuối cùng là phải đạt được mục tiêu giáo dục được đặt ra trong chương trình.

Chương trình, sách giáo khoa hiện nay chưa tạo điều kiện để giáo viên thực hiện dạy học tích hợp. Trong khi đó, chương trình và SGK mới phải đến năm 2018 mới bắt đầu áp dụng vào trong nhà trường. Bản thân thầy Huy có gặp nhiều khó khăn khi triển khai dạy tích hợp với chương trình, SGK hiện hành hay không? Hy vọng nghe những kinh nghiệm, sáng tạo của thầy!

huy.phong@...

Thầy Trần Văn Huy:

Thầy Trần Văn Huy 
Chương trình SGK hiện hành đã được xây dựng từ giai đoạn trước, hiện nay thực tế đòi hỏi có những điều chỉnh để đáp ứng về chất lượng dạy và học.

Chính vì vậy, các nhà trường đã trăn trở để có thể linh hoạt thay đổi, song vẫn phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ những quy định khung. Hướng dẫn 791 của Bộ GD&ĐT đã mở đường để đáp ứng các mục đích sau:

Khắc phục hạn chế của chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK) hiện hành, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, hoạt động giáo dục của các trường phổ thông tham gia thí điểm; Củng cố cơ chế phối hợp và tăng cường vai trò của các trường sư phạm, trường phổ thông thực hành sư phạm và các trường phổ thông khác trong các hoạt động thực hành, thực nghiệm sư phạm và phát triển CT giáo dục nhà trường phổ thông.

Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục, phát triển CT giáo dục nhà trường phổ thông cho đội ngũ giảng viên các trường/khoa sư phạm, giáo viên các trường phổ thông tham gia thí điểm; Góp phần chuẩn bị cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn đổi mới CT, SGK giáo dục phổ thông (GDPT) sau năm 2015.

Tôi có hai con đang học phổ thông nên rất quan tâm đến vấn đề đổi mới chương trình - sách giáo khoa Bộ GD&ĐT đang triển khai. Đọc dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tôi thấy xuất hiện một số tên môn học mới, ví dụ như môn Khoa học tự nhiên (gồm nội dung Vật lý, Hóa học, Sinh học) chẳng hạn. Tôi chưa hình dung được, kiến thức về Vật lý, Hóa học, Sinh học ở chương trình mới có khác nhiều so với chương trình hiện hành hay chỉ là rút gọn, tỉa bớt nội dung đi. Với môn học này, trong một bài giảng, học sinh sẽ được học một lúc kiến thức cả 3 phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học hay là như thế nào? Rất mong chuyên gia giải đáp.

Đinh Phương Thảo - Cầu Giấy, Hà Nội

PGS TS Đinh Thị Kim Thoa :

Trước tiên, các con sẽ được học một số chủ đề, trong đó, vấn đề đưa ra sẽ được giải quyết dưới các góc độ của Vật lý, Hóa học và Sinh học (chủ đề tích hợp). 

Bên cạnh đó, các con vẫn được trang bị kiến thức của các khoa học cơ bản độc lập, đó là có các phần học của Vật lý, Hóa học  hay Sinh học. 

Các kiến thức này sẽ có những phần tích hợp lại để giảm tải, có phần được tinh giản đi, một số nội dung bổ sung thêm là những thành tựu khoa học mới, cũng có phần vẫn là kiến thức cơ bản có trong chương trình hiện hành.

Đại diện Bộ GD&ĐT khi trả lời phỏng vấn báo chí có nói: Khó khăn của giáo viên khi dạy tích hợp, liên môn không nằm nhiều ở vấn đề nội dung mà ở phương pháp dạy. Từ kinh nghiệm bản thân, tôi thấy rất đúng vì khi dạy học theo chủ đề tích hợp, người giáo viên phải có năng lực trong tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh. Hy vọng qua chương trình được thầy Huy chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này, vì để tổ chức được hoạt động học tích cực, bản thân người thầy không chỉ cần nỗ lực, đầu tư nhiều mà kinh nghiệm cũng rất quan trọng.

thanhle70@...

Thầy Trần Văn Huy:

Đúng là, khó khăn của giáo viên khi dạy tích hợp, liên môn không nằm nhiều ở vấn đề nội dung mà ở phương pháp dạy. Mà phương pháp thì cần phải học hỏi từ các khóa tập huấn và tài nguyên trên mạng Internet.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm ứng dụng các kỹ thuật dạy học tiên tiến đóng vai trò quan trọng. Sau mỗi lần học được phương pháp mới, tôi đều mạnh dạn thử nghiệm để rút kinh nghiệm cho lần tiếp theo thành công hơn.

Như vậy, kinh nghiệm không chỉ ở thời gian mà còn ở sự tích cực, đam mê đổi mới của mỗi giáo viên. Đặc biệt những người thầy đề cao sự tiến bộ, không ngại đổi mới.

Theo như tinh thần của chương trình mới, yêu cầu tích hợp được thể hiện cả trong mục tiêu, nội dung, phương pháp và thi, kiểm tra, đánh giá giáo dục. Tích hợp về nội dung tôi thấy đã nói đến nhiều, nhưng phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá theo kiểu tích hợp thì quả thực tôi chưa được rõ. Rất mong qua chương trình này sẽ được các chuyên gia giải đáp.

hailamnguyen@...

PGS TS Đinh Thị Kim Thoa :

Chắc chắn, để có thể thực hiện được dạy học tích hợp hướng tới hình thành năng lực thì khâu kiểm tra, đánh giá chắc chắn phải thay đổi. Kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận năng lực chính là việc đánh giá năng lực của học sinh trong những tình huống, hoàn cảnh hay trong những hoạt động cụ thể, ở đó, đòi hỏi học sinh phải sử dụng tích hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ, giá trị, niềm tin… để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trong các bài đánh giá. 

Tuy nhiên, để có được những công cụ đánh giá năng lực học sinh và điều kiện để đánh giá nó là một việc làm không dễ dàng. Nhưng, chúng ta không cầu toàn mà sẽ làm dần dần từng bước. 

Ví dụ, bước khởi đầu của đánh giá theo tiếp cận năng lực là những câu hỏi đòi hỏi học sinh trả lời bằng tích hợp kiến thức các môn học, đã xuất hiện trong một số đề thi tốt nghiệp, tuyển sinh ĐH, thi THPT quốc gia 2015; hoặc các câu hỏi trong kỳ đánh giá PISA cũng theo hình thức tích hợp.

Là giáo viên dạy Vật lý tôi thấy rằng, nhiều kiến thức Vật lý có liên quan chặt chẽ với các vấn đề của triết học. Tuy nhiên, tôi khá túng túng khi thực hiện tích hợp hai nội dung này. Rất mong được học hỏi từ thầy Huy cách dạy học tích hợp, làm sao để tạo điều kiện phát triển thế giới quan khoa học của học học sinh khi các em học môn Vật lý. Cảm ơn thầy!

duytien.hanam@...

Thầy Trần Văn Huy:

 Quang cảnh buổi giao lưu trực tuyến

Tôi sẽ giúp học sinh tìm và phân tích những ví dụ có quy luật tương tự như các quy luật trong bộ môn Vật lý. Từ đó học sinh sẽ thấy việc học môn Vật lý sẽ có cách nhìn nhận và phân tích khoa học các vấn đề trong thực tiễn. 

Ví dụ, giáo viên có thể cho học sinh được trải nghiệm trước, thu được kết quả rồi giải thích kết quả... để từ đó học sinh sẽ hứng thú, khắc sâu kiến thức hơn (từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng)...

Hiện nay, trong chương trình học, học sinh vẫn đang được tích hợp khá nhiều nội dung. Ví dụ, tích hợp nội dung về bảo vệ môi trường, về dân số - giáo dục sức khỏe - giới tính, về sử dụng năng lượng hiệu quả, về phòng chống tham nhũng... Vậy khi có chương trình mới với các môn học tích hợp, chúng ta có tiếp tục lồng ghép những nội dung trên hay không? Nếu có thì việc lồng ghép sẽ được thực hiện như thế nào?

bonglautrang@...

PGS TS Đinh Thị Kim Thoa :

Hiện nay có một số chủ đề tích hợp liên môn đang được thực hiện trong chương trình hiện hành sẽ vẫn được tiếp tục thực hiện trong chương trình mới. Nhưng chúng có thể được sắp xếp vào nội dung tích hợp của một lĩnh vực nào đó, hoặc các chuyên đề học tập. Tuy nhiên, các chủ đề tích hợp này sẽ luôn luôn được cải tiến, phát triển và hoàn thiện.

Tôi là một hiệu trưởng trường THCS ở Cà Mau. Tôi xin trình bày việc dạy học tích hợp liên môn ở trường chúng tôi. Đó là với chương trình hiện hành, chúng tôi chỉ cho rà lại các môn học, những kiến thức trùng lặp ở nhiều môn sẽ được lược bớt để chỉ dạy ở một môn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa hiểu với một chủ đề tích hợp liên môn thì sẽ phải tổ chức dạy thế nào, giáo viên bộ môn nào dạy hay tất cả giáo viên bộ môn có liên quan lần lượt đứng lớp trong tiết học đó? Xin hỏi kinh nghiệm từ cô Thu Anh. Chúng tôi xin cảm ơn.

gvvungkho@...

Cô Nguyễn Thị Thu Anh:

Ở trường chúng tôi, các chủ đề tích hợp liên môn sẽ được giáo viên ở các tổ chuyên môn khác nhau cùng trao đổi để thống nhất nội dung, hình thức tổ chức dạy học, cách đánh giá,... 

Sau đó chính họ sẽ đề xuất giáo viên bộ môn nào tổ chức dạy học chủ đề đó. Nhóm giáo viên sẽ báo cáo Ban giám hiệu kết quả dạy học và đề xuất điều chỉnh kế hoạch dạy học trong những lần sau.

1 / 2

Theo cô, nếu đã dạy học tích hợp suôn sẻ ở chương trình hiện hành, nếu chuyển qua dạy học tích hợp theo chương trình, sách giáo khoa mới với những mô tả, hình dung ở Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thì có khó khăn gì không?

Nguyễn Hoàng Sơn - An Xuyên, Cà Mau

Cô Ngô Thị Thành:

 Cô Ngô Thị Thành: Đối với người làm quản lý nhà trường hiện nay, điều cốt tử là cần có bản lĩnh để luôn dám“đổi mới công tác quản lý nhà trường để quản lý được sự thay đổi đang diễn ra từng ngày”.

Thực tế, mỗi thầy cô giáo đã và đang dạy học tích hợp ở những mức độ khác khau, hơn thế để triển khai chương trình giáo tích hợp theo chủ trương mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có bước chuẩn bị và có lộ trình cho sự đổi mới. Do đó, tôi tin là chúng ta có thể thực hiện được tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta hiểu đúng và có ý thức không ngại đổi mới .

Thế nên như đồng chí Hiệu trưởng của chúng tôi khi thân tình động viên chúng tôi thường nhắc: Điều quan trọng nhất là đổi mới tư duy. Nếu cứ cố hữu với cái cũ là ta đang lười ngại. Nếu cứ kêu ca là ta đang chưa sẵn sàng làm. Nếu muốn khước từ sự thay đổi cũng có nghĩa là sợ sự thay đổi làm ta không theo kịp.

Tôi nghĩ rằng chúng ta luôn cùng hiểu: Những việc trọng yếu, lớn lao và có ý nghĩa không bao giờ lại bắt đầu đơn giản, dễ dàng. Thế nên lẽ nào chúng ta lại trông mong sự khởi đầu việc khó trong tung hô, khen ngợi, suôn sẻ thênh thang, rộng rãi con đường. 

Đối với người làm quản lý nhà trường hiện nay, điều cốt tử là cần có bản lĩnh để luôn dám“đổi mới công tác quản lý nhà trường để quản lý được sự thay đổi đang diễn ra từng ngày”.

Khi thực hiện dạy học tích hợp, bản thân tôi thường gặp khó khăn, đó là do học sinh chưa có thói quen tư duy phản biện nên khi được chuyển giao nhiệm vụ học tập thường làm việc hình thức, không phát huy được khả năng hợp tác trong nhóm. Không biết thầy Huy có gặp phải khó khăn này hay không? Nếu có, giải pháp của thấy là gì?

Lê Bình - Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Thầy Trần Văn Huy:

Khi hoạt động nhóm, nên có phân vai: nhóm thực hiện và nhóm quan sát. Nhóm có nhiệm vụ quan sát phải đánh giá theo quá trình; Nhóm thực hiện phải huy động được tất cả các thành viên vì khi báo cáo sẽ chọn thành viên ngẫu nhiên. Điều này tác động tích cực đến từng cá nhân tham gia, chống sự ỷ lại.

Trong quá trình làm việc nhóm, các thành viên phải cùng truyền đạt, bổ sung kiến thức cho nhau để đảm bảo thành tích cho nhóm.

Vai trò của người giáo viên là điều phối hoạt động nhóm giáo viên, cần phải khích lệ, đồng hành tích cực với tất cả các nhóm.

Chắc chắn thầy cô nào cũng gặp những khó khăn như bạn vừa nêu. Tuy nhiên, với kinh nghiệm nêu trên, tôi cũng đã tháo gỡ được đáng kể. Xin chia sẻ cùng bạn.

Tôi cho rằng nếu thực hiện được việc tích hợp, liên môn thì rất tốt, tuy nhiên vấn đề là giáo viên dường như đang bị đóng khung về mặt chương trình và thời gian, theo kế hoạch năm học, thời điểm này phải dạy nội dung này… dẫn đến nơi này nơi khác khó thực hiện. Trường Nguyễn Tất Thành có thể coi là cánh chim đầu đàn về dạy học tích hợp. Vậy rất mong cô Thu Anh chia sẻ cách tháo gỡ khó khăn về việc đóng khung về chương trình, thời gian để các trường bạn học tập. Cảm ơn cô!

yeumautimhue@...

Cô Nguyễn Thị Thu Anh:

 Rất nhiều câu hỏi của bạn đọc gửi tới các vị khách mời

Từ năm học 2014 - 2015,hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2014 - 2015 của Bộ GD&ĐT (công văn 4099/BGDĐT - GDTrH) đã nêu rõ:

"...Tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục trung học chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh..."

Như vậy, các nhà trường không còn gặp khó khăn trong việc "đóng khung về chương trình, thời gian".

Tôi hiểu, khi triển khai dạy học tích hợp theo chương trình mới, một số môn học trước đây sẽ được gộp lại, như vậy, số môn học sẽ ít đi, thời lượng học tập giảm bớt, một số giáo viên lo lắng mất việc. Không biết điều này có đúng không? Rất mong nhận được câu trả lời của chương trình để giáo viên chúng tôi yên tâm công tác.

Hoàng Minh Hà - Đô Lương, Nghệ An

PGS TS Đinh Thị Kim Thoa :

Khi thực hiện tích hợp, số môn có thể giảm, nhưng thời lượng của mỗi phần lại tăng (vì tổng thời gian thực học không đổi). Chính vì thế, biên chế giáo viên trên học sinh trong nhà trường không bị ảnh hưởng. 

Chỉ có điều mỗi giáo viên sẽ phải nỗ lực hơn để có thể chiếm lĩnh được cả các chủ đề tích hợp. Nên các thầy cô không nên lo lắng về chuyện mất việc hay bị giảm việc mà hãy dành thời gian để trau dồi chuyên môn, tự học để có đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới.

Chúng tôi ở Bắc Ninh, trường chúng tôi cũng đang tích cực triển khai dạy học tích hợp trong các giáo viên. Chúng tôi mong muốn được kết nối, tham khảo học tập ở các trường bạn. Xin hỏi cô Thu Anh, chúng tôi có thể liên hệ để cử giáo viên học hỏi kinh nghiệm, dự giờ của giáo viên trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành được không? Và trường cô Thu Anh có học hỏi, dự giờ của trường học nào khác không?

Mai Anh - Ngô Gia Tự, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh

Cô Nguyễn Thị Thu Anh:

Trường Nguyễn Tất Thành đã cùng chia sẻ về tích hợp liên môn với các trường ở Hà Nội; trường THPT Nguyễn Huệ, THCS Nguyễn Tri Phương (Thừa Thiên Huế); trường THCS Lý Tự Trọng, THCS Ngọc Minh, THCS Bạch Ngọc, THPT Vị Xuyên (Hà Giang).

Chúng tôi rất vui nếu được kết nối với trường THPT Ngô Gia Tự (Bắc Ninh). 

Một số hình ảnh hoạt động dạy - học rất sôi nổi, sáng tạo của học sinh trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành:

1 / 14

Cháu là học sinh lớp 7. Hiện trong chương trình học ở trường cháu có môn Khoa học tự nhiên, trong đó có cả kiến thức Vật lý, Hóa học, Sinh học. Không biết các môn học tích hợp trong chương trình mới tới đây có giống như môn học này không ạ? Nếu đúng như vậy thì thật là thích, cả lớp cháu hầu như bạn nào cũng thích học môn này vì kiến thức chúng cháu được học rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày.

Hoàng Nguyễn Linh Chi - Đống Đa, Hà Nội

PGS TS Đinh Thị Kim Thoa :

Cô xin chia sẻ niềm vui này với cháu và vui hơn nữa khi cháu yêu bộ môn Khoa học tự nhiên khi kiến thức được triển khai theo hướng tích hợp.  Trong chương trình mới, các cháu cũng sẽ được học nhiều hơn những chủ đề có tính tích hợp, gắn liền với thực tiễn cuộc sống hơn. 

Chắc chắn, từ đó các cháu sẽ được hình thành các năng lực thực tiễn tốt hơn. Cháu hãy chia sẻ điều này với các bạn và chuẩn bị đón nhận những đổi mới mà chắc chắn sẽ mang lại cho các cháu nhiều điều tốt đẹp hơn.

Khi thực hiện dạy học tích hợp, giáo viên có phải vất vả hơn trong soạn giáo án hay không? Thầy Huy có thể chia sẻ kinh nghiệm dạy học các chủ đề tích hợp?

Lê Hồng Hoa - Đại Từ, Thái Nguyên

Thầy Trần Văn Huy:

Đúng là khi thực hiện dạy học tích hợp, giáo viên có phải vất vả hơn trong soạn giáo án.

Khi soạn theo hướng dạy học phát triển năng lực học sinh thì GV phải vất vả hơn là đương nhiên. Việc soạn bài vẫn tuân theo quy trình chung; mỗi bài mỗi hoạt động để thuận lợi cho việc soạn bài tôi đều xác định lần lượt mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt. 

Tuy nhiên, cũng có một kinh nghiệm nhỏ tôi muốn chia sẻ trong việc soạn giáo án để dạy học tích hợp: Chia nội dung cần dạy thành các đơn vị kiến thức, tập trung chính vào hệ thống các câu hỏi, hình thức hoạt động, hệ thống các mẫu biểu để có thể tạo nhiều cơ hội, khéo léo đưa vào các nội dung liên môn một cách tự nhiên đồng thời tăng cường các hoạt động thực hành có tính tích hợp dành cho học sinh; từ đó thu được những thông tin phản hồi để nắm bắt tình hình tiếp thu kiến thức của học sinh và đánh giá kết quả.

Xin được gửi câu hỏi đến PGS. TS Đinh Thị Kim Thoa: Cơ sở lý luận của việc dạy học tích hợp là gì? Nghe có vẻ lý thuyết, nhưng bản thân là người đã và đang triển khai phương pháp này, hơn ai hết, chúng tôi rất cần hiểu một cách ngọn ngành việc mình đang làm để hiệu quả đạt được tốt hơn. Xin cảm ơn!

Nguyễn Chiến Thắng – Gia Lâm, Hà Nội

PGS TS Đinh Thị Kim Thoa :

PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa trực tiếp đánh máy trả lời câu hỏi của bạn đọc 

Để trả lời toàn bộ cơ sở lý luận về vấn đề này sẽ rất dài. Sau đây, xin nói một số ý chính, cơ bản nhất:

Xuất phát từ định hướng mục tiêu của giáo dục. Nếu mục tiêu giáo dục là trang bị kiến thức thì chương trình theo tiếp cận nội dung có thể đáp ứng; nhưng nếu mục tiêu giáo dục là hình thành năng lực cho học sinh thì chương trình cần được xây dựng theo tiếp cận năng lực.

Năng lực là khả năng vận dụng một cách tổng hợp những kiến thức, kỹ năng, thái độ, niềm tin, động cơ, giá trị… vào thực hiện, giải quyết nhiệm vụ nào đó trong thực tiễn cuộc sống và công việc. Như vậy để học sinh có được năng lực thì chương trình dạy học có tính tích hợp sẽ giúp học sinh đạt được mục tiêu năng lực. 

Phần lớn học sinh chưa thể đủ năng lực tự tổ hợp các kiến thức rời rạc từ các môn học khác nhau để giải quyết vấn đề thực tiễn nên việc tích hợp nội dung sẽ định hướng giáo viên con đường hình thành năng lực cho học sinh hiệu quả hơn.

Tôi cho rằng trong việc triển khai dạy học tích hợp, bài toán bồi dưỡng giáo viên để phù hợp với cách dạy mới phải được đặt ra cho từng giáo viên, không thể tất cả nắm tay nhau dậm chân đều bước. Quan điểm của cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thu Anh là như thế nào? Cô có thể chia sẻ kinh nghiệm bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn cho giáo viên của trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành được không?  Xin cảm ơn cô rất nhiều.

trungpv@...

Cô Nguyễn Thị Thu Anh:

Điều quan trọng nhất là Ban giám hiệu phải hiểu sâu sắc cơ sở lí luận, hiệu quả của dạy tích hợp liên môn và nắm được năng lực nghề nghiệp, điểm mạnh, điểm yếu, sở trưởng, sở đoản của từng giáo viên. 

Chúng tôi tạo cơ hội để từng GV được tham gia các khoá tập huấn, bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT tổ chức; tham gia các hội thảo liên trường…

Mặt khác, chúng tôi đã tổ chức các buổi tập huấn để phổ biến tới toàn thể hội đồng giáo viên nhà trường về cách lựa chọn nội dung, cách xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực, cách thiết kế tiến trình dạy học, cách kiểm tra đánh giá,…các chủ đề tích hợp liên môn.

Ngoài ra, chúng tôi còn đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để giáo viên cùng trao đổi để nâng cao hiệu quả dạy - học tích hợp liên môn.

Trong chương trình phổ thông hiện hành, giáo viên đã thực hiện dạy học tích hợp. Vậy, xin chuyên gia cho biết, chủ trương dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới có gì mới so với chương trình hiện hành hay không? 

vickymoon@...

PGS TS Đinh Thị Kim Thoa :

CT hiện hành chưa quán triệt tốt quan điểm tích hợp nên có nhiều môn học và các môn học khó tránh khỏi trùng lặp về nội dung. Theo quan điểm tích hợp, các kiến thức liên quan với nhau sẽ được lồng ghép vào cùng một môn học nên tránh được sự trùng lặp không cần thiết về nội dung giữa các môn học và vì vậy số lượng môn học và thời lượng học tập sẽ giảm bớt…

Do quá trình phát triển của thực tiễn nên nhiều kiến thức, kĩ năng chưa có trong các môn học, nhưng lại rất cần chuẩn bị cho học sinh để có thể đối mặt với những thách thức của cuộc sống; do đó cần tích hợp giáo dục các kiến thức và kĩ năng đó thông qua các môn học.

Chủ trương dạy học tích hợp trong CT mới có một số điểm khác so với CT hiện hành như: tăng cường tích hợp nhiều nội dung trong cùng một môn học, xây dựng một số môn học tích hợp mới ở các cấp học, tinh thần chung là tích hợp mạnh ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên; yêu cầu tích hợp được thể hiện cả trong mục tiêu, nội dung, phương pháp và thi, kiểm tra, đánh giá giáo dục.

Khi thực hiện dạy học tích hợp, giáo viên có phải vất vả hơn trong soạn giáo án hay không? Thầy Huy có thể chia sẻ kinh nghiệm soạn giáo án khi thực hiện dạy học các chủ đề tích hợp?

nguyenvanquang@...

Thầy Trần Văn Huy:

Thầy Trần Văn Huy và đồng nghiệp trả lời câu hỏi của bạn đọc 

Khi thực hiện dạy học tích hợp, giáo viên phải truyền tải kiến thức của nhiều môn học, lĩnh vực giáo dục. Một trong mục tiêu dạy học tích hợp là tránh chồng chéo nội dung, giảm tải cho học sinh so với chương trình hiện hành. 

Hiện nay, để thực hiện hiệu quả mà không gây quá tải cho học sinh tôi thường áp dụng mô hình lớp học đảo ngược, học sinh sẽ phải tự học nhiều hơn qua mạng trường học kết nối, qua e-mail, qua nhóm trên facebook, edmono. Sau đó, trên lớp tập trung thảo luận vào các vấn đề học sinh chưa rõ.

Làm trong ngành Giáo dục, tôi thấy chúng ta còn hạn chế về kinh nghiệm xây dựng chương trình, biên soạn SGK và hướng dẫn dạy học theo hướng tích hợp. Xin được hỏi PGS. TS Đinh Thị Kim Thoa: Giải pháp chung để xây dựng chương trình, biên soạn SGK và triển khai thực hiện dạy học tích hợp trong lần đổi mới này là gì?

dinhkimbang77@...

PGS TS Đinh Thị Kim Thoa :

Trước tiên, để có thể khắc phục khó khăn trên, cần xây dựng CT môn học, biên soạn SGK và các tài liệu dạy học theo yêu cầu tích hợp phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam; tổ chức trao đổi, học hỏi và vận dụng kinh nghiệm dạy học tích hợp của một số nước có nền giáo dục phát triển; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý hiện nay, đào tạo giáo viên mới đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp.

Chúng ta phải tin tưởng vào bản thân, tin vào đội ngũ là có thể làm được đặc biệt những chuyên gia này được đào tạo bồi dưỡng bởi các chuyên gia quốc tế về xây dựng chương trình và biên soạn SGK. Hơn nữa, chúng ta cũng đọc và nghiên cứu các bộ sách giáo khoa của nhiều nước, qua đó có thể học hỏi được rất nhiều. Dựa trên chất lượng đội ngũ, dựa trên khả năng người làm sách, dựa trên mục tiêu giáo dục phù hợp… mức độ tích hợp sẽ được triển khai viết như thế nào.

Chắc chắn giáo viên sẽ được tập huấn thực hiện chương trình này để có thể triển khai vào thực tiễn giảng dạy.

Với các môn học tích hợp, nhà trường lựa chọn giáo viên có năng lực phù hợp nhất để phân công dạy từng phân môn hoặc chủ đề cụ thể.

Các biện pháp hỗ trợ giáo viên: Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng giáo viên để có vốn tri thức rộng và khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức có liên quan; giáo viên dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, cùng nhau trao đổi, thiết kế các chủ đề tích hợp qua đó phát triển năng lực dạy học tích hợp. Các cuộc thi giáo viên dạy học tích hợp trong 2 năm qua do Bộ GD&ĐT tổ chức đã thu được kết quả rất tốt.

Chúng tôi cũng giống cô Ngô Thị Thành, khi là sinh viên sư phạm chưa được đào tạo các chủ đề tích hợp, nhưng nay trong thực tế lại phải triển khai việc này. Xin hỏi cô Thành lúc khởi đầu khi bắt đầu dạy học chủ đề tích hợp cô có lo lắng nhiều không? Và cô bắt tay để “khởi động” dạy học các chủ đề tích hợp như thế nào? Tôi rất mong cô chia sẻ kinh nghiệm để vận dụng cho chính bản thân mình. 

Dương Kim Hưng - Diễn Trường, Diễn Châu, Nghệ An

Cô Ngô Thị Thành:

Như tôi đã trả lời, dạy “tích hợp” là một cách gọi mới cho những công việc mà các thầy cô giáo lâu nay đã làm trong mỗi giờ lên lớp. 

Do dó, tôi không có sự lo lắng của sự khởi đầu, cũng không phải bây giờ mới bắt tay khởi động. 

Nếu có chăng, khi có chủ trương dạy học các chủ đề tích hợp cá nhân tôi cũng như những đồng nghiệp ở nơi tôi công tác có ý thức hơn và đặt mục tiêu cho việc sử dụng kiến thức tích hợp liên môn trong công tác giảng dạy.

Thầy Huy có tự tin mình thực hiện dạy học tích hợp tốt trong chương trình giáo dục phổ thông mới hay không? Theo thầy, với kiến thức và kinh nghiệm hiện tại, giáo viên đã có thế đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới hay chưa, hay cần phải bồi dưỡng, tập huấn thêm?

vubuivan79@...

Thầy Trần Văn Huy:

Việc dạy học tích hợp là cần thiết để phát triển năng lực của học sinh do đó tôi sẽ quyết tâm hoàn thiện để làm tốt hơn.

Để đáp ứng yêu cầu chương trình mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh, cùng với sự nỗ lực của bản thân, GV cần được tham dự các khoá tập huấn trực tiếp trước khi triển khai áp dụng CT mới, đồng thời trong quá trình triển khai cần tiếp tục được bồi dưỡng thường xuyên qua mạng.

Bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp của tôi trong tổ Vật lý ở trường THPT Phan Huy Chú –Đống Đa, chúng tôi tự tin khẳng định là có thể làm được.

Là người quản lý, bản thân tôi gặp phải những khó khăn khi triển khai dạy học tích hợp ở trường mình, trong đó có vấn đề nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của dạy học tích hợp và việc vận dụng một số kỹ thuật, phương pháp dạy học để bảo đảm yêu cầu của dạy học tích hợp. Rất mong được nghe chia sẻ của chị Thu Anh về biện pháp của Hiệu trưởng nhà trường đã và đang tiến hành nhằm thực hiện có hiệu quả dạy học tích hợp hiện nay tại Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành?

Quang Huy - TP HCM

Cô Nguyễn Thị Thu Anh:

Cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thu Anh nhiệt tình chia sẻ các bước xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn đến đồng nghiệp cả nước 

Khó khăn mà anh (chị) vừa liệt kê không chỉ đúng với việc triển khai dạy học tích hợp liên môn mà đúng với tất cả những vấn đề "mới" được đưa ra trong Hội đồng giáo dục nhà trường.

Kinh nghiệm của chúng tôi là Ban giám hiệu cùng đọc tài liệu để hiểu sâu sắc về dạy học tích hợp liên môn, cùng sinh hoạt với các tổ chuyên môn để bàn cách giải quyết khó khăn và cùng tìm giải pháp để dạy học hiệu quả tích hợp liên môn,…Sự đồng thuận trong Hội đồng giáo dục nhà trường giúp chúng tôi vượt qua khó khăn.

Chúng tôi tiến hành xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn theo các bước sau:

Đầu tiên: Căn cứ vào chương trình môn học đã được Bộ GD-ĐT ban hành và chuẩn kiến thức kĩ năng, các tổ chuyên môn tiến hành rà soát toàn bộ chương trình và SGK để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn.

Tiếp theo :

- Xây dựng nội dung mỗi chuyên đề, xác định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học và phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá và các điều kiện để thực hiện tốt chủ đề.

- Căn cứ vào khối lượng kiến thức của các chủ đề, sự phù hợp của kiến thức với trình độ nhận thức của HS, tính logic của các đơn vị kiến thức,… để xây dựng phân phối chương trình các môn học; Phân công GV dạy các chủ đề tích hợp liên môn.

Cuối cùng là đánh giá, điều chỉnh, hoàn thiện: Sau khi triển khai các chủ đề tích hợp liên môn, tổ chức họp rút kinh nghiệm và đề xuất những điều chỉnh kế hoạch dạy học để áp dụng cho năm học tiếp theo.

Chúng tôi đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn kiến thức trọng tâm của các chủ đề tích hợp liên môn tránh ôm đồm, dàn trải. Đồng thời xác định cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Khi xây dựng chương trình, triển khai chương trình, biên soạn SGK một số môn học tích hợp trong chương trình mới, chúng ta đã lường trước được những khó khăn, thách thức sẽ gặp phải chưa? Khó khăn, thách thức lớn nhất là gì?

yeunghegiao@...

PGS TS Đinh Thị Kim Thoa :

Trước sự đổi mới không tránh khỏi những cản trở, khó khăn. Nhưng không vì thế mà chúng ta không đổi mới.

Ban dự thảo cũng đã lường trước một số khó khăn: Khó khăn, thách thức khi thực hiện chủ trương dạy học tích hợp trong CT mới là chúng ta còn hạn chế về kinh nghiệm xây dựng CT, biên soạn SGK và hướng dẫn dạy học theo hướng tích hợp (đặc biệt là phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo yêu cầu tích hợp)

Viết tài liệu tích hợp không phải là việc dễ dàng, đòi hỏi sự tâm huyết và dấn thân cũng như sự nghiên cứu học hỏi một cách nghiêm túc của các chuyên gia. Sự ngại đổi mới của nhiều giáo viên; sự chưa sẵn sàng của một bộ phận đội ngũ quản lý các cấp; sự chưa chuyển biến kịp của các cơ sở đào tạo giáo viên…  

Từ kinh nghiệm bản thân, tôi thấy rằng, việc tích hợp các môn Vật lý, Toán, Hóa học, Sinh học, giáo dục môi trường… không thể tiết nào cũng tích hợp được, chủ đề nào cũng tích hợp được. Tuy nhiên, sau mỗi giai đoạn thích hợp, có thể xây dựng một số chủ đề tích hợp. Và việc tổ chức cho học sinh học các chủ đề này sẽ được thực hiện theo phương pháp học dự án. Không biết thầy Huy có đồng tình với ý kiến này?

Lê Thị Mây - Hà Quảng, Cao Bằng

Thầy Trần Văn Huy:

Các vị khách mời nhiệt tình trả lời câu hỏi của bạn đọc  

Tôi đồng ý với ý kiến này! Cần có những chủ đề đơn môn, liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn tạo động lực tích cực cho học sinh. 

Nhưng hãy nhớ ngoài những bài chủ động xây dựng giáo án liên môn có định lượng kiến thức chắc rõ, thì điều quan trọng nhất là trong mọi bài, liên môn không hề cứng nhắc mà thường diễn ra rất tự nhiên, mềm mại. 

Nếu hiểu theo nghĩa này, thì không có bài toán Vật lý nào không có môn Toán trong nó. Cái gọi là đơn môn cũng tương đối. Khoa học Vật lý rất gắn với đời sống và chính thực tiễn cuộc sống cho ta thấy không còn danh giới giữa các môn học. 

Chính vì vậy, để bài học trở nên dễ nhớ, dễ hiểu thì nên gắn với thực tế đời sống, thông qua những ví dụ gần gũi. Và trong quá trình liên hệ này, người thầy rất dễ dàng chạm và kết hợp với các môn khác.

Tôi là một giáo viên Địa lý tại Thanh Xuân, Hà Nội. Trong thực tế công tác, nhiều năm qua tôi đã lồng ghép những kiến thức của môn Lịch sử vào bài giảng để hấp dẫn học sinh, tuy nhiên sự tích hợp này không nhiều vì nội dung bài chính đã chiếm hết thời gian. Sự liên kết giữa các môn học trong cùng nhóm chỉ có ở một vài khía cạnh trong nội dung bài nên không thể tích hợp toàn bộ kiến thức. Đồng nghiệp đang giao lưu trực tuyến có thể chia sẻ kinh nghiệm giải bài toán khó này khi dạy học các chủ đề tích hợp được không? Xin cảm ơn cô rất nhiều!

Lê Thị Mai Lan - Thanh Xuân, Hà Nội

Cô Ngô Thị Thành:

Chào bạn, câu hỏi của bạn rất thú vị!

- Tích hợp không có nghĩa là phép cộng kiến thức của các bộ môn, theo tôi, cô giáo lồng ghép những kiến thức của môn Lịch sử vào bài giảng để hấp dẫn học sinh cũng chính là cô giáo đang sử dụng kiến thức tích hợp liên môn.

- Tuy nhiên, theo tôi hiểu mục tiêu của chủ trương tích hợp liên môn hiện nay đó là hướng giáo dục đến mục tiêu là giúp học sinh giải quyết được những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Và đã là để giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống thì không thể sử dụng kiến thức đơn môn để giải quyết. Tôi lấy ví dụ: Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước ở Hồ Gươm … nếu không có kiến thức liên môn chúng ta không thể giải quyết được. 

Tuy nhiên, ở mỗi vấn đề đặt ra, mức độ sử dụng những kiến thức ở các bộ môn cho việc giải quyết vấn đề thực tế không giống nhau.

Xin hỏi chị Thu Anh: Đối với Hiệu trưởng, điều quan trọng nhất trong công tác quản lý thực hiện dạy học tích hợp hiệu quả hiện nay là gì?

vuthiphuonganh@...

Cô Nguyễn Thị Thu Anh:

Với cá nhân tôi thì điều quan trọng nhất trong công tác quản lý thực hiện dạy học tích hợp hiệu quả là huy động được lực lượng, phát huy được sự sáng tạo, tinh thần vượt khó của các đồng nghiệp trong nhà trường.

Xin được gửi câu hỏi đến thầy Trần Văn Huy: Vật lý học ở trường phổ thông chủ yếu là Vật lý thực nghiệm; vậy cần phải thực hiện dạy học tích hợp như thế nào để phù hợp với đặc điểm này của bộ môn?

Lâm Phương Mai - Q1, thành phố Hồ Chí Minh

Thầy Trần Văn Huy:

Các thầy cô giáo trường THPT Phan Huy Chú tại buổi giao lưu trực tuyến 

Đúng như bạn nói, môn Vật lý học ở trường phổ thông chủ yếu là Vật lý thực nghiệm vì vậy cần phải thực hiện dạy học tích hợp theo cách tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm nhiều hơn trong quá trình học tập, học sinh có thể học trong lớp, ngoài lớp, cộng đồng xã hội để nhận thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống.

Ví dụ: Khi học phần kiến thức về nhiệt, học sinh được đi đến tham quan cơ sở có các thiết bị, máy móc tiên tiến, giúp cho chúng ta có thể tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Tôi được biết Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành là một trong những đơn vị đi đầu trong thực hiện dạy học tích hợp và tạo được một môi trường trường học hấp dẫn, năng động với những học trò tích cực, tự tin, sáng tạo. Chị Thu Anh có thể chia sẻ cụ thể hơn kết quả thực hiện dạy học tích hợp của nhà trường được không. Nhân đây cũng xin bày tỏ mong muốn ngày gần nhất được đến trực tiếp tham quan, học hỏi cách làm của nhà trường!

Phạm Thị Thu Hiền - giáo viên Thái Bình

Cô Nguyễn Thị Thu Anh:

Chào chị!

Triển khai các hoạt động dạy học tích hợp liên môn đem lại nhiều hiệu quả tích cực:

Học sinh sáng tạo hơn, hứng thú hơn trong học tập vì được vận dụng tổng hợp các kiến thức để giải quyết các vấn đề ngoài thực tiễn, không phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc,..

Giáo viên các tổ chuyên môn gắn bó hơn, đoàn kết hơn vì luôn cùng nhau trao đổi để nâng cao hiệu quả dạy học.

Tổ chức dạy học tích hợp liên môn ở ngoài lớp học, chúng tôi còn huy động được sự tham gia nhiệt tình của cha mẹ học sinh vào các hoạt động học tập cùng con. Chúng tôi cảm nhận được hạnh phúc của các ông bố, bà mẹ khi được tham gia các hoạt động học tập này.

Nhà trường rất mong chị đến thăm trường tại địa chỉ: 136 Xuân Thủy  -Cầu giấy - Hà Nội.

Bản thân thầy Huy đã thực hiện dạy học tích hợp với bộ môn mình giảng dạy như thế nào? Qua chương trình, xin được hỏi thầy về kinh nghiệm xây dựng và thực hiện dạy học chủ đề tích hợp trong chương trình hiện hành?

Nguyễn Thanh Thủy – Chí Linh, Hải Dương

Thầy Trần Văn Huy:

Trước hết, đầu năm học, đầu tiên tôi rà soát các vấn đề có thể tiến hành dạy học tích hợp; chú ý đến các vấn đề tích hợp như: bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, biến đổi khí hậu, giáo dục tiết kiệm. 

Sau đó, với những vấn đề đã được lựa chọn, tôi tìm hiểu kiến thức thuộc bộ môn cần tích hợp, trao đổi ý tưởng với giáo viên thuộc bộ môn đó... Từ đó xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học, cách thức phù hợp đánh giá nhằm phát triển năng lực của học sinh.

Được biết cô vừa có kinh nghiệm dạy môn Lịch sử, vừa phụ trách công tác quản lý của nhà trường, theo cô đâu là lợi thế khi triển khai dạy học tích hợp? 

Hoàng Bích Huệ – Thị trấn Chuối, Thanh Hóa

Cô Ngô Thị Thành:

 Cô Ngô Thị Thành: Khi có thực tế đứng lớp để hòa trong trí tuệ tập thể, để cùng tích lũy kinh nghiệm, tôi đã có sự gắn bó thân thiết với đồng nghiệp trong công tác chuyên môn.

Chào bạn! Cảm ơn câu hỏi của bạn.

Vừa là giáo viên trực tiếp đứng lớp và làm công tác quản lý, tôi thấy đây là một lợi thế nhất định. Vì qua thực tế giảng dạy, tôi có thể điều chỉnh việc triển khai chủ trương dạy tích hợp tại trường chúng tôi. 

Bởi lẽ, từ những vấp váp của chính mình, tôi sẽ thấu hiểu đồng nghiệp hơn. Với đặc thù của ngôi trường chất lượng cao theo mô hình công lập tự chủ tài chính nên các thầy, cô giáo trường tôi không ngại khó, không ngại đổi mới và cũng không thể ngừng nỗ lực.

Chúng tôi có thể đổi mới phương pháp dạy học, có thể dạy liên môn, dạy tích hợp thành công là nhờ một phần ở sự sát cánh và thấu hiểu của BGH với các thầy, cô giáo trong hội đồng. 

Khi có thực tế đứng lớp để hòa trong trí tuệ tập thể, để cùng tích lũy kinh nghiệm, tôi đã có sự gắn bó thân thiết với đồng nghiệp trong công tác chuyên môn. Nhờ thế mà công tác chỉ đạo của tôi ở nhiệm vụ quản lý được ấm áp và thuận lợi.

Tôi đọc tài liệu và được biết, về dạy học tích hợp có các mức độ như: Tích hợp trong nội dung môn học, tích hợp theo các chủ đề, tích hợp xuyên môn. Không biết cách hiểu của tôi như vậy có đúng và đầy đủ chưa?

hoanganhmy@...

PGS TS Đinh Thị Kim Thoa :
PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa rất vui khi được trao đổi, chia sẻ với các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh về chủ đề dạy - học tích hợp

Tích hợp môn học có những mức độ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao và theo các hình thức khác nhau.  Nhưng tựu trung lại, có bốn mức độ tích hợp: Tích hợp trong nội bộ môn học; Tích hợp liên môn; Tích hợp xuyên môn; Tích hợp đa môn và theo hai hình thức, đó là: Tích hợp không tạo môn học mới và tích hợp tạo nên môn học mới.

Tích hợp trong dạy học cũng có thể được đề cập theo hai cách tiếp cận sau: tiếp cận nội dung và tiếp cận phương pháp. Tiếp cận tích hợp PP là thông qua PP dạy học hay giáo dục hình thành một số năng lực hay phẩm chất, thí dụ năng lực hợp tác chỉ được hình thành thông qua hoạt động nhóm để giải quyết những vấn đề chung.

Trong tiếp cận nội dung có tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận và tích hợp liên hệ. Tích hợp liên hệ là đơn giản nhất, tích hợp toàn phần là tích hợp sâu nhất. Nếu dựa theo phân loại này thì dạy học của chúng ta cũng đã thực hiện việc tích hợp nào đó nhưng chưa triệt để mà thôi.

Xin trao đổi với cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thu Anh. Việc thực hiện dạy học tích hợp có những khó khăn, bất cập gì khi vẫn phải đảm bảo nhu cầu học tập của học sinh để hướng tới việc dự kì thi THPT quốc gia, trong khi kì thi này vẫn chưa có bài thi đánh giá năng lực chung mà vẫn thi theo môn thi. 

thaiminhtuan@...

Cô Nguyễn Thị Thu Anh:

Chào bạn!

Các chủ đề tích hợp liên môn cũng hướng tới thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của các môn học, giúp học sinh đạt kết quả học tập tốt để được công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Vì vậy tôi thấy không có gì bất cập trong việc dạy học tích hợp liên môn với đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

Lâu nay, cứ đến các kỳ thi, tuyển sinh là lại có thống kê học sinh theo môn Lịch sử rất ít, lý do là cách dạy học môn Lịch sử còn khô khan, khó vào, chưa hấp dẫn các em. Triển khai dạy học tích hợp môn Lịch sử trong nhà trường, cô Ngô Thị Thành có nhận thấy được sự thay đổi quan niệm của học sinh với môn Sử không? Ngay trong lớp của cô dạy học, có thêm nhiều học sinh quyết định gắn bó với môn học này không sau những giờ dạy tích hợp?

Đỗ Văn Thái - Hải Phòng

Cô Ngô Thị Thành:

 Cô Ngô Thị Thành (bên phải ảnh) trả lời câu hỏi của bạn đọc

Là giáo viên giảng dạy môn Lịch sử nhiều năm, tôi cũng không khỏi trăn trở, băn khoăn trước thực trạng của việc rất ít học sinh “theo” môn Lịch sử…

Để cải thiện tình hình học Lịch sử của học sinh, trong mỗi bài giảng chúng tôi luôn cố gắng thu hút sự hứng thú của học sinh bằng việc tích hợp liên môn với kiến thức các bộ môn khác.

Thực tế, trong những năm vừa qua trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa luôn có 1 đến 2 lớp/ 1 khối có học sinh theo học khối C, có nghĩa là chọn môn Lịch sử để thi TN và thi Đại học và tôi đang đảm nhiệm giảng dạy 2 trong tổng số các lớp có học sinh theo học môn Lịch sử.

Chương trình giáo dục phổ thông mới nhấn mạnh việc dạy học tích hợp, nhưng chúng tôi băn khoăn không biết đây có phải là xu hướng của nhiều nền giáo dục, đặc biệt các nước có nền giáo dục tiên tiến hay không? Chúng ta có nghiên cứu về xu thế quốc tế về dạy học tích hợp hay không? 

ngocthuphc@...

PGS TS Đinh Thị Kim Thoa :

Dạy học tích hợp đã và đang được thực hiện ở nhiều nền giáo dục, các nghiên cứu đã chỉ ra sự thành công của những nền giáo dục đó nhờ giáo dục tích hợp. Tuy nhiên thuật ngữ dạy học tích hợp thì xuất hiện chưa lâu, khoảng hai thập niên, khi các nhà lý luận dạy học nghiên cứu và duy danh định nghĩa một số thực tiễn giáo dục và đúc kết thành con đường, thành lý luận để phát triển nhân rộng vào thực tiễn nhà trường.

Theo như kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam trên 22 nước, thì các chương trình tích hợp được triển khai rất sâu rộng, từ bậc tiểu học đến trung học, họ đều có các môn học tích hợp khác nhau.

Ví dụ, ở Pháp, tiểu học, lĩnh vực Khoa học tự nhiên có môn Khám phá thế giới (lớp 1 – 2); lớp 3 – 6, có môn Khoa học thực nghiệm và công nghệ;

Hoặc ở Nhật Bản, lĩnh vực Khoa học tự nhiên có môn tích hợp là Môi trường và cuộc sống xung quanh (lớp 1 – 2)…

Một số bang ở Mỹ, Canada, lĩnh vực khoa học tự nhiên tích hợp dưới tên môn là Khoa học (bậc THCS)…

Chính từ những nghiên cứu trên, chúng ta đã rút ra những bài học phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Xin hỏi thầy Huy, ở trường Phan Huy Chú, khi triển khai dạy học tích hợp, các giáo viên đã cùng hợp tác với nhau như thế nào? Có "hội nghị bàn tròn" để trao đổi cần bỏ bài nào, bài nào cần đào sâu, bài nào có kiến thức liên quan để phối hợp, hỗ trợ nhau hay không? Lãnh đạo nhà trường có tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện hoạt động này hay không?

sonhanguyen@...

Thầy Trần Văn Huy:

Ngay từ đầu năm học, khi xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học, các giáo viên chủ chốt đã lựa chọn các nội dung cần và có thể tích hợp hiệu quả. Từ đó xác định môn chính và liên môn hỗ trợ. Việc thực hiện bắt đầu bằng tổ chức các nhóm trao đổi, lên phương án khả thi nhất để bài dạy có thể thành công. Đặc biệt, tránh bị trùng lặp phần nội dung đã liên môn để học sinh không phải học lại kiến thức.

Sau khi các tổ nhóm lên kế hoạch, Ban Giám hiệu sẽ phê duyệt và tạo đều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí, nhân lực … (Ví dụ, cần đưa học sinh tham quan học tập tại bảo tàng, nhà máy, trường đại học,.. thì cần được hỗ trợ về nhân lực – các giáo viên liên quan, kinh phí, thời gian)…

Trong việc triển khai dạy học tích hợp hiện nay, tôi thấy nói nhiều về việc “tích” gì cho “hợp”? Xin hỏi cô giáo, cụ thể với môn Lịch sử, cô đang triển khai tích hợp những phân môn nào với môn Lịch sử? Việc tích hợp này mỗi năm có thay đổi không? Hay cứ theo giáo án năm học trước cho năm học sau?

tranvuminhanh@...

Cô Ngô Thị Thành:

-  Dạy ”tích hợp” là một cách gọi mới cho những công việc mà các thầy cô giáo lâu nay đã làm trong mỗi giờ lên lớp. Để cho học sinh hiểu về một tác phẩm văn học thì các cô giáo dạy Ngữ văn không thể bỏ qua việc cho học sinh hiểu về bối cảnh tác phẩm đó ra đời, có nghĩa là phải có sự am hiểu về kiến thức lịch sử nhất định; hoặc ngược lại làm sâu sắc, hấp dẫn và phong phú hơn cho kiến thức môn Lịch sử chúng tôi có thể sử dụng kiến thức của văn học ở thời kỳ lịch sử phù hợp…

-  Tích hợp với phân môn nào còn tùy thuộc vào mỗi đơn vị kiến thức của môn lịch sử đề cập đến…nó có thể rải rác ở cả 13 bộ môn trong đó thuận hơn là ở các bộ môn xã hội.

-  Nếu thầy cô là một giáo viên đang đứng lớp thì chính thầy cô đã tự trả lời được câu hỏi: Việc tích hợp này mỗi năm có thay đổi không? Hay cứ theo giáo án năm học trước cho năm học sau? Với tôi, việc dạy học thực sự không giống nhau giữa lớp này với lớp khác, thậm chí giữa tiết trước với tiết sau bởi tôi nghĩ tích hợp không chỉ là đối với nội dung dạy học mà còn cả trong cách dạy, hình thức tổ chức dạy học và cả kiểm tra đánh giá xem kết quả học sinh học như thế nào nữa.

Tôi là một phụ huynh học sinh lớp 9 tại Yên Bái. Tôi đọc báo chí thấy nói nhiều về dạy học tích hợp. Tôi đến trường con tôi hỏi cô hiệu trưởng thì được giải thích rằng khái niệm dạy học tích hợp đang bị cường điệu hóa khiến cho nhiều người tưởng là khó. Từ xưa đến nay các kiến thức môn học vẫn lồng ghép, chỉ có điều chúng ta đưa như thế nào để cho nó tự nhiên và không khiên cưỡng mà thôi. Nhân có chương trình giao lưu trực tuyến, tôi xin hỏi cô hiệu trưởng giải thích như vậy có đúng không? Có phải trước đây con tôi cũng đã học tích hợp không hay học từng môn riêng biệt?

Trần Thị Lụa - Bảo Thắng, Yên Bái

Cô Nguyễn Thị Thu Anh:

Cô Hiệu trưởng Thu Anh rất vui khi được tham gia giao lưu, chia sẻ cùng bạn đọc báo GD&TĐ 
Cô hiệu trưởng trường con chị giải thích như vậy là đúng!

Dạy học tích hợp, liên môn không phải nội dung hoàn toàn mới trong giáo dục. Thực tế ở trường phổ thông trong CT hiện hành, ở cấp tiểu học đã xây dựng một số môn học có tính tích hợp thể hiện khá rõ như môn Tìm hiểu Tự nhiên và Xã hội ; Khoa học, Lịch sử và Địa lý. 

Ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông đã có sự tích hợp các nội dung trong từng môn học (Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế - xã hội trong môn Địa lý; Tiếng Việt, Văn học và Tập làm văn trong môn Ngữ văn...); đồng thời, tích hợp các nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, kỹ năng sống, sức khoẻ sinh sản… vào nhiều môn học khác nhau. 

Trong những năm học gần đây, HS các trường trung học rất tích cực tham gia cuộc thi vận dụng dạy học liên môn giải quyết tình hướng thực tiễn.

Một số bài báo tôi đọc có phản ánh việc giáo viên - ngay cả ở các thành phố lớn - còn mơ hồ về khái niệm dạy học tích hợp. Bản thân là một người trực tiếp giảng dạy, cũng chủ động tìm hiểu trên tài liệu, sách báo về vấn đề này, nhưng cá nhân tôi cũng chưa rút ra cho mình cách hiểu chính xác, đầy đủ, dễ hiểu, ngắn gọn nhất về dạy học tích hợp. Qua chương trình giao lưu, rất mong được nghe câu trả lời chính thống từ chuyên gia Ban Xây dựng CT GDPT tổng thể: Dạy học tích hợp là gì?

Lưu Thị Bảy – Giáo viên, Mỹ Hào, Hưng Yên

PGS TS Đinh Thị Kim Thoa :

Trong thực tế dạy học, các thầy cô cũng đã thể hiện sự tích hợp với các mức độ khác nhau, đơn giản nhất là sự liên hệ thực tiễn những kiến thức học được với thực tế cuộc sống.   

Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng; phát triển được năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. 

Tính tích hợp thể hiện qua sự huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết có hiệu quả một vấn đề và thường đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.

Dạy học tích hợp là hành động liên kết, phối hợp các nội dung giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học nhằm đạt được các mục tiêu năng lực (tích hợp mục tiêu) thông qua các hình thức và phương pháp dạy học tích cực, mang tính trải nghiệm và gắn với thực tiễn.

Trong thực tế dạy học, các thầy cô cũng đã thể hiện sự tích hợp với các mức độ khác nhau, đơn giản nhất là sự liên hệ thực tiễn những kiến thức học được với thực tế cuộc sống. Hơn nữa, một số nội dung dạy học cũng đã là sự tích hợp bởi sự không tách rời được của chúng như trong môn Sinh và Hóa; Lý và Hóa, Văn và Sử… 

Dạy học tích hợp là xu thế tất yếu khi nói đến việc đáp ứng mục tiêu hình thành năng lực cho học sinh. 

Chúng tôi là tập thể giáo viên tại khu vực vùng khó. Chúng tôi được biết việc dạy tích hợp môn học đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng, trong khi công việc lên lớp mỗi ngày đã chiếm phần lớn thời gian, rồi việc nhà cửa, con cái nữa… Xin hỏi kinh nghiệm của cô trong việc nâng cao kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn để giảng dạy tích hợp là như thế nào? 

truonghoctaybac@...

Cô Ngô Thị Thành:

Trước hết tôi xin chia sẻ cùng các thầy cô những băn khoăn trước một yêu cầu mới. Nhưng cùng là giáo viên nên tôi thấy chúng ta có những điểm giống nhau.

Thứ nhất, có thể không có cái khó của vùng các thầy cô đang sống, nhưng chúng tôi cũng có cái khó riêng của một giáo viên ở thành phố.

Thứ hai, tôi là nữ giáo viên nên ngoài việc gánh vác công việc của một cô giáo, tôi cũng phải làm tròn vai trò làm vợ, làm mẹ… giống như các cô giáo ở chỗ các bạn!

Thứ ba, cũng như các thầy cô giáo, tôi cũng không được đào tạo chính thống và bài bản để dạy tích hợp liên môn.

Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu cần sử dụng ít nhất kiến thức của 2 bộ môn trở lên cho một chuyên đề tích hợp liên môn, tôi xin chia sẻ chút ít kinh nghiệm của tôi như sau:

- Tích lũy và làm phong phú kiến thức của mình hàng ngày, miễn là chúng tác có ý thức và tinh thần học hỏi, chúng ta tự học tích luỹ dần dần mỗi ngày một chút.

- Tổ chức những hoạt động khuyến khích học sinh chủ động tìm kiếm những kiến thức … là cách tôi có thể mở rộng thêm vùng quan tâm cho dù cùng một đích theo cách của học trò, đôi khi có thể tiếp nhận nhiều kiến thức mới từ học sinh ngay trong những giờ lên lớp. 

Em mới được nhận vào trường THPT một thời gian ngắn, được phân công dạy Vật lý lớp 10 và cũng rất muốn mình có thể bắt nhịp ngay với những đổi mới của ngành Giáo dục, trong đó có việc dạy học tích hợp các chủ đề liên môn. Rất mong được thầy Trần Văn Huy chia sẻ những khó khăn, thách thức của giáo viên khi thực hiện dạy học các chủ đề tích hợp liên môn hiện nay? Em xin cảm ơn!

trang.vu.nguyen@...

Thầy Trần Văn Huy:

Dạy bài về Điện liên hệ đến loại đèn chiếu sáng tiết kiệm điện nào đang được ưa chuộng trên thị trường. Qua đó tranh thủ cả “công việc” của môn giáo dục công dân…  

Chào bạn! Khó khăn là giáo viên cần tìm hiểu rộng hơn kiến thức của các môn học khác. Nhưng đó cũng là việc chúng tôi vẫn làm nếu muốn bài học của mình hấp dẫn, dễ hiểu và thấm thía.

Tuy nhiên, với việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực thì giáo viên có thể mở rộng hiểu biết từ việc tự học, tự bồi dưỡng, học hỏi đồng nghiệp và có thể ngay từ chính học sinh. 

Quan trọng nhất là giáo viên cần có tư duy và hiểu biết về cách thức đổi mới phương pháp theo hướng phát triển năng lực học sinh. 

Cụ thể: Người làm thầy luôn đặt cho mình câu hỏi trước khi soạn bài, trước khi vào lớp: Bài này sẽ áp dụng liên môn nào, kết hợp kiến thức ra sao, gắn với thực tiễn thế nào… để giờ dạy thêm sinh động, hấp dẫn, học sinh dễ hiểu.

 Các vị khách mời chụp ảnh cùng phóng viên, biên tập viên báo Giáo dục và Thời đại điện tử

Trong chương trình giao lưu, chúng tôi đã nhận được hơn 300 câu hỏi của bạn đọc gửi về.

Do thời gian giao lưu có hạn nên nhiều thắc mắc của bạn đọc chưa được các khách mời giải đáp. giaoducthoidai.vn đã chuyển các câu hỏi còn lại của quý bạn đọc đến các khách mời để sớm có giải đáp riêng, trao đổi trong những chương trình giao lưu trực tuyến tiếp theo.

Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý bạn đọc!
Nguồn:
Link bài viết gốc