Bài giảng được thực hành tại lớp học 10D4 với hai tiết Tiếng Việt “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”. Lớp 10D4 có một ưu điểm là rất sôi nổi trong giờ học. Các em học sinh trả lời vô cùng thẳng thắn và tự nhiên. Những hoạt động nhóm, đọc bài, trả lời câu hỏi đều hết sức vui vẻ nhưng không kém phần nghiêm túc. Từng hoạt động giảng dạy của cô Lan đều diễn ra vô cùng trôi chảy và thuần thục.
Cô chia sẻ: “Một tiết giảng mẫu cho sinh viên Sư phạm quan trọng nhất là phải có được sự tự nhiên để các em sinh viên thực sự hiểu được môi trường mà tương lai các em là những người giáo viên đứng lớp. Nhất quyết không được có một sự gò ép nào”. Đúng như tiêu chí đó, hai tiết Tiếng Việt của cô diễn ra vô cùng sinh động, tự nhiên và cuốn hút.
Hoạt động thảo luận nhóm diễn ra sôi nổi
Cô giáo Trịnh Thị Lan tận tình hướng dẫn các em học sinh hoạt động nhóm
Các em học sinh hăng hái phát biểu
Đã từ lâu các tiết học của giáo viên trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành đã không còn sự “dạy trước” hay “chỉ định học sinh trả lời” như những tiết dạy mẫu. Xây dựng một môi trường chân thực, thịnh phạm luôn là điều mà Nguyễn Tất Thành đã và đang hướng tới. Quan trọng hơn cả, mỗi bài học đều chứa đựng sự kì công chuẩn bị kĩ lưỡng và tình yêu của mỗi giáo viên dành cho học trò. Ở Nguyễn Tất Thành, không bao giờ bài học giữa các khóa lại giống nhau với cùng một giáo án và cùng một cách dạy. Song song cùng với học sinh, giáo viên cũng là những người đang nỗ lực không mệt mỏi từng ngày, mong muốn đem lại những điều tốt đẹp nhất cho tới các em.
Bởi thế, do chính các em học sinh nghĩ ra, Nguyễn Tất Thành chính là “Nhiều Tình Thương”.
Bài: Nguyễn Thị Ngọc Ánh (CHS)
Ảnh: Lê Hoàng Vĩnh Long (10D4)