Cùng với Âm nhạc và Thể thao, thuật là một trong những hoạt động được thầy và trò trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành hết sức quan tâm. Trong tháng vừa qua, hoạt động thuật của ngôi trường mang tên Bác đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng. Đó là dự án vẽ tranh Kiều tạo nhiều tiếng vang của thầy Nguyễn Tuấn Sơn và gần đây nhất là học sinh Phạm Hải Bình (6A4) đại diện Việt Nam đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi Vẽ tranh khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2016.

Hãy cùng nhóm phóng viên chúng tôi gặp gỡ thầy giáo Nguyễn Tuấn Sơn và cô học trò nhỏ Phạm Hải Bình - những con người mang trong mình tình yêu lớn với môn nghệ thuật của đường nét và màu sắc -bạn nhé!


Thầy giáo Nguyễn Tuấn Sơn học sinh Phạm Hải Bình hạnh phúc trong niềm vui chiến thắng

PV: Chào Hải Bình, được biết con vừa đạt được thành tích đáng ngưỡng m trong cuộc thi vẽ tranh khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Thật thú vị khi thấy trong tranh của con, các em bé và người ngoài hành tinh cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ trông trăng. Điều gì đã khơi gợi cảm hứng cho con vẽ bức tranh này?

Phạm Hải Bình (HB): Với con, mỗi ngày đến lớp là một ngày vui. Nhưng con ấn tượng nhất là dịp Trung thu vừa rồi, cả lớp con cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ để tham dự “Đêm hội trăng rằm” do trường tổ chức. Lớp chúng con ai cũng hào hứng với hoạt động này. Chúng con cảm thấy rất vui và thêm gắn bó. Vì thế, con nghĩ, thật là tuyệt nếu chúng con được cùng các bạn nhỏ ngoài hành tinh bày biện mâm cỗ đón chị Hằng.

PV: Điều gì ở cuộc thi khiến con cảm thấy hứng thú nhất?

HB: Tham gia cuộc thi vẽ về Hành tinh trong , điều làm con thấy hứng thú nhất là con được tự do sáng tạo, trí tưởng tượng của con không bị giới hạn.

PV: Thưa thầy giáo Tuấn Sơn, là thầy giáo trực tiếp giảng dạy môn Mĩ thuật cho Hải Bình, thầy có cảm nhận gì về học trò?

Thầy Nguyễn Tuấn Sơn (TS): Hải Bình là một học sinh có tố chất hội họa. Hải Bình luôn biết quan sát, lắng nghe. Và từ chính những điều quan sát, lắng nghe đó, Hải Bình luôn biến nó thành hành động, tức là thể hiện nó qua các bài vẽ. Các bài vẽ của Hải Bình vì thế vừa thể hiện cuộc sống sinh động qua đôi mắt trẻ thơ, vừa thể hiện những cảm xúc vô cùng trong trẻo, nhân văn.

PV: Vừa là một họa sĩ, vừa là một nhà giáo, theo thầy, hội họa có tác động như thế nào đến đối tượng học sinh?

TS: Cùng với ngôn ngữ, nghệ thuật được xem là môi trường tốt nhất để nuôi dưỡng tâm hồn, kích thích tư duy và hoàn thiện nhân cách học sinh. Học hội họa, các em học sinh được học cách cảm nhận về cuộc sống, cách chuyển những cảm nhận đó vào tác phẩm và cách đánh thức những cảm xúc đẹp trong trái tim người thưởng thức. Bên cạnh đó, học hội họa giúp phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, suy luận và tưởng tượng…, vì thế, việc học tập sẽ hiệu quả hơn. Nhưng theo tôi, quan trọng hơn cả, học hội họa giúp hình thành ở học sinh nhiều phẩm chất tốt đẹp như sự chỉn chu, tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng. Tôi tin rằng, khi tạo nên một bức vẽ đẹp là một lần các em tiến tới hoàn thiện nhân cách đẹp.


Học sinh Hải Bình trong tiết học của thầy Tuấn Sơn

PV: Vậy với riêng Hải Bình thì sao? Hội họa đã đem lại cho con những gì?

HB: Hội họa đã giúp con có cơ hội được cảm nhận và quan sát kĩ hơn cuộc sống. Và hội họa cũng cho con thấy cuộc sống này đẹp biết nhường nào!


Mỗi giờ học thuật tại trường Nguyễn Tất Thành là một giờ học sinh được thỏa sức sáng tạo

PV: Ở trường Nguyễn Tất Thành, học sinh đã được học những gì trong giờ Mĩ thuật, thưa thầy?

TS: Thật may mắn vì tôi được công tác tại một môi trường giáo dục tuyệt vời. BGH nhà trường, đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Thu Anh – Hiệu trưởng nhà trường luôn luôn tạo điều kiện để những giáo viên như chúng tôi thỏa sức sáng tạo. Học sinh được học ở không gian không giới hạn, không chỉ ở trong lớp học mà còn ở ngoài sân trường, ở các khu danh lam thắng cảnh và các Viện bảo tàng…; học sinh không chỉ được học trên lớp với sách giáo khoa mà còn được học với các mô hình, mẫu vật có thật vô cùng sống động; học sinh được tham gia các dự án học tập liên môn Mĩ thuật – Lịch sử như “Trống đồng Đông Sơn – tinh hoa văn hóa Việt”, Mĩ thuật – Ngữ văn như “Tôi yêu Tổ quốc tôi”…

HB: Con luôn chờ đợi đến những giờ Mĩ thuật ở trường. Chúng con được các thầy cho đề tài, từ đó chúng con lên ý tưởng và hoàn thiện tác phẩm của mình. Sau đó, thầy tư vấn giúp chúng con sửa đôi chút để bố cục màu sắc của bài hoàn thiện hơn nhưng về cơ bản, những ý tưởng của chúng con đều được giữ lại. Đó là điều con thích nhất.


Thầy Tuấn Sơn – người đánh thức đam mê sáng tạo hội họa trong mỗi bạn nhỏ

PV: Cảm ơn hai thầy trò về cuộc trò chuyện rất thú vị này. Chúc hai thầy trò sẽ đạt được nhiều thành công hơn nữa trên con đường hội họa!

Minh Trang