Để
đạt được thành công, cần có một quá trình rèn luyện, tích lũy lâu dài. Tuy
nhiên, loạt bài viết này sẽ chỉ dẫn cho bạn những lối tắt để giúp bạn đạt được
những gì mình mong muốn trong môi trường học đường. Chỉ sau một thời gian ngắn
đi theo những lối tắt này, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những sự thay đổi. Hình ảnh
của bạn trong mắt thầy cô, cha mẹ và bạn bè sẽ là một con người trưởng thành và
uyên bác hơn nhiều
I. GIAO TIẾP VÀ LẮNG NGHE
“Im lặng là vàng. Lắng nghe là kim cương” Chúng ta dành phần lớn thời gian trong ngày để giao tiếp: chúng ta đến trường nói chuyện, nô đùa với bạn bè; về nhà chúng ta trò chuyện cùng bố mẹ, anh chị trong bữa cơm tối; sau đó là chat thỏa thích với bạn bè trên Facebook, Skype, Zalo,.. Thậm chí, một giờ học cũng là một quá trình giao tiếp. Quá trình giao tiếp là một chu trình ghép kín gồm 4 giai đoạn:
Trong đó, giai đoạn lắng nghe là quan trọng nhất, bởi vì, cách bạn lắng nghe ảnh hưởng trực tiếp đến cách tiếp nhận, xử lý và hồi đáp thông tin. Cách bạn lắng nghe cũng có thể thay đổi hinh ảnh của bạn trong mắt người giao tiếp với bạn. Thậm chí, có thể giúp bạn điều khiển cuộc trò chuyện theo hướng mình mong muốn. Cách lắng nghe hiệu quả nhất được gọi là “Lắng nghe tích cực”.
II. LẮNG NGHE TÍCH CỰC, DOs and DON’Ts
Phương pháp lắng nghe tích cực được tạo nên từ những quy tắc “Làm” (DOs) và “Không làm” (DON’Ts) rất đơn giản như sau:
DOs:
1. “Mắt chớp chớp. Miệng đớp đớp. Mặt hóng hớt. Đầu gật gật như người Nhật.
Đầu gật gật như lạy Phật”
Những cử chỉ trên cho thấy bạn đang hoàn toàn tập trung lắng nghe những gì người nói đang truyền tải. Điều này chứng tỏ bạn là một người lịch sự và chuyên nghiệp. Hãy áp dụng quy tắc này ngay vào ngày mai, thay vì chống tay lên cằm và lim dim đôi mắt khi giáo viên đang giảng bài. Chắc chắn giáo viên sẽ để ý và yêu quý bạn. Việc giảng bài của thầy cô và việc tiếp nhận bài giảng của bạn cũng vì vậy mà sẽ được cải thiện rõ rệt đấy!
2. “Dạ, vâng, vâng ạ, thế á? ồ, vậy ạ?, ra thế”
Hãy xây dựng thói quen thêm những từ ngữ này vào cuộc hội thoại hàng ngày của bạn! Khi trong lớp, bạn không cần phát âm những từ này, chỉ cần nói thầm và tạo khẩu hình những từ ngữ này. Nếu như quy tắc thứ nhất dựa trên lý thuyết ngôn ngữ cơ thể, thì quy tắc này dựa trên quy tắc ngôn từ để tăng hiệu quả giao tiếp. Những từ ngữ này cho thấy bạn đang hứng thú với cuộc hội thoại, giúp cho người nói cảm thấy thoải mái và tự tin. Hãy tưởng tượng quá trình giao tiếp cũng giống như việc bạn rót một ấm trà vậy. Để rót trà vào cốc thành công, bạn cần phải nghiêng ấm trà và nâng chén lên. Cũng giống như việc giao tiếp thành công, bạn cần “nâng” người giao tiếp cùng mình và “nghiêng” bản thân mình. Điều quan trọng nhất trong giao tiếp hàng ngày chính là sự thoải mái!
3. Cười và khen
Hãy bắt đầu cuộc hội thoại bằng một nụ cười thật tươi và một lời khen. Lời khen có thể rất đơn giản như: “Hôm nay bạn thật rạng rỡ”, “Chiếc áo của bạn rất dễ thương đấy”,... Bạn thử nghĩ xem một ngày bạn dành bao suy nghĩ/lời nói chê bai, đánh giá người khác. Hãy tìm một điểm tốt và khen những người xung quanh mình. Đó là cách để bạn nhìn nhận những mặt tích cực trong cuộc sống, cũng như là cách để bạn được những người khác yêu quý. Trong suốt quá trình giao tiếp, hãy duy trì một nụ cười trên môi. Tuy nhiên, khi người nói đề cập tới những chuyện buồn hay nghiêm trọng, hãy tỏ ra cảm thông.
DON’Ts
1. Nghe nửa chừng
Nghe nửa chừng nghĩa là bạn chen vào giữa câu nói của người khác trước khi họ nói xong. Điều này dẫn tới cảm giác bực bội, khó chịu cho người nói, khiến hình ảnh của bạn trong mắt họ không mấy tích cực. Hãy đợi người nói truyền đạt hết thông tin trước khi bạn phản hồi.
2. Nghe nhanh hơn nói
Nghe nhanh hơn nói là hiện tượng khi người nói chưa truyền đạt thông tin xong, người nghe đã “nghe” xong rồi. Ví dụ như việc bố mẹ bạn nói: “Con ơi, lên nhà làm...”, chỉ cần nghe tới đó thôi, các bạn đã hiểu ngay: lên nhà làm bài, bạn hét rõ to: “Dạ vâng!!!”, rồi đóng sầm cửa lại. Mặc dù bố mẹ bạn muốn nói: “Con ơi, lên nhà làm vệ sinh thân thể rồi đi chơi”. Nghe nhanh hơn nói là nguyên nhân phổ biến dẫn tới sự hiểu lầm. Xóa bỏ trong đầu mình cụm: “Biết rồi. Khổ lắm. Nói mãi”. Hãy dành thời gian để lắng nghe và . Vì đôi khi, chúng ta có xu hướng hiểu theo những gì mình quy đặt hơn là những gì người nói đang truyền đạt.
3. Nghe trong môi trường không tốt
Môi trường không tốt là môi trường ồn ào hay hoàn cảnh mà bạn tâm trạng bạn không tốt. Phải giao tiếp trong môi trường không tốt sẽ dẫn đến việc truyền đạt và tiếp nhận thông tin dễ bị sai lệch. Khi phải lắng nghe trong môi trường không tốt, bạn hãy nhẹ nhàng từ chối việc giao tiếp: “Xin lỗi, đây không phải là thời gian và địa điểm thích hợp để tôi và bạn nói chuyện. Tôi rất mong được trao đổi với bạn về vấn đề này trong hoàn cảnh khác!”
4. Mất tập trung, tỏ thái độ chán chường
Một yếu tố quan trọng trong giao tiếp hiệu quả, đó là sự tập trung. Hãy giữ sự tập trung trong khi giao tiếp. Nếu như người nói đề cập tới chủ đề mà bạn không hứng thú, bạn có hai lựa chọn: thứ nhất là kiến nhẫn giữ sự tập trung và sử dụng 3 quy tắc DOs ở trên cho tới khi họ chuyển chủ đề khác. Thứ hai là đưa ra gợi ý về một chủ đề khác. Ví dụ như: “Ngoài ra, bạn thấy thế nào về vụ bảo mẫu hành hạ trẻ nhỏ ở trường mầm non Phương Anh?”
III. Hãy áp dụng ngay!
Đừng chờ đợi hay chần chừ. Sau khi đọc bài viết này, hãy kéo lấy một người thân và thực hành những quy tắc bạn vừa đọc. Phương pháp học hiệu quả nhất chính là học qua trải nghiệm. Thực hành ngay và dạy lại cho người khác chính là cách nhanh nhất để bạn ghi nhớ một kiến thức. Kiên trì áp dụng những quy tắc đơn giản trên và trong vài ngày thôi, bạn sẽ thấy mình đang vững bước trên con đường trở thành một con người thành công!
Chúc bạn may mắn!