Thực trạng học sinh quay lưng lại với môn Lịch sử bấy lâu nay đã khiến cho nhiều người phải suy nghĩ. Học sinh ghét học Lịch sử, xé đề cương môn Lịch sử khi nó không được chọn là môn thi tốt nghiệp, hay như gần đây nhất, tại trường Dân lập Lương Thế Vinh - 0% thí sinh lựa chọn Lịch sử làm môn thi tốt nghiệp THPT năm học 2013 – 2014. Vấn này khiến cho tôi không khỏi băn khoăn.
Tôi - một học sinh lớp 12 chọn khối thi đại học chính của mình là khối C (Văn, Sử, Địa). Hơn ai hết, tôi hiểu cái khối ấy nó "dễ" đến mức nào. Người ngoài nhìn vào, họ bảo tôi rằng "học dốt, học ngu mới thi khối C. Vì chỉ cần học thuộc sách giáo khoa là đỗ hết...".Vâng, vậy cho tôi hỏi: Vì sao cả nước này các thí sinh không chọn hết khối C để người người nhà nhà cùng đỗ đại học? hay vì sợ bị người khác nói là ngu là dốt? Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin lan man đôi điều về môn Lịch sử vì rằng không chỉ thời gian gần đây, bộ môn này mới nhận được sự đối xử thiếu công bằng.
Còn nhớ, từ năm 2013 trở về trước, khi kì thi tốt nghiệp THPT với 6 môn thi do Bộ Giáo dục – Đào tạo chọn, mỗi khi có môn Lịch sử, đúng là có quá nhiều học sinh đã gặp vấn đề với nó.Và đương nhiên sau đó, các bạn sẽ đổ hết lỗi lầm lên đầu nó, rằng là nó dài, nó khó, nó làm hại các bạn. Năm nay, theo Bộ Giáo dục – Đào tạo, số môn thi tốt nghiệp THPT chỉ rút lại còn 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc (Văn, Toán) và hai môn tự chọn. Kết quả không quá gây ngạc nhiên nhưng thực sự quá đáng suy nghĩ khi tỉ lệ học sinh chọn Lịch sử làm môn thi tự chọn ở nhiều trường không thể chạm đến mốc hai con số, thậm chí tại trường THPT Lương Thế Vinh, tỉ lệ này là 0%. May ra, ở một số ít các trường THPT có lớp chuyên Sử, con số này mới có thể đạt mốc 20 – 30%. Và ngay tại chính ngôi trường Nguyễn Tất Thành của chúng ta, trong số 13 lớp 12 chỉ có vẻn vẹn 17 bạn học sinh chọn Sử là môn thi tốt nghiệp tự chọn.
Đây là sự thất bại của nền giáo dục hay là sự hồi sinh của Lịch sử - với tư cách là một bộ môn khoa học? Câu hỏi của thầy giáo Nguyễn Quốc Vương cũng chính là điều mà rất nhiều thầy cô giáo trăn trở và hi vọng.
Riêng tôi, với tư cách một học sinh, một cá nhân, Lịch sử là tình yêu. Tình yêu ấy xuất phát từ những câu chuyện Con Rồng, cháu Tiên hay Thánh Gióng mà ngày xưa bà thường hay kể… Tình yêu ấy tiếp nối từ những bức tranh màu mè sặc sỡ với bông lau Đinh Bộ Lĩnh hay con sông Bạch Đằng cuồn cuộn chẳng chịu nằm yên trong giờ Mĩ thuật… Và đặc biệt hơn cả là tình yêu ấy đã được những người thầy, người cô, bằng phương pháp sư phạm tuyệt vời, bằng tình yêu sâu sắc với lịch sử, với những đứa học trò nhỏ như thầy Nguyễn Mạnh Hưởng và cô Trần Thị Thúy đốt cháy lên.
Tôi - một học sinh lớp 12 chọn khối thi đại học chính của mình là khối C (Văn, Sử, Địa). Hơn ai hết, tôi hiểu cái khối ấy nó "dễ" đến mức nào. Người ngoài nhìn vào, họ bảo tôi rằng "học dốt, học ngu mới thi khối C. Vì chỉ cần học thuộc sách giáo khoa là đỗ hết...".Vâng, vậy cho tôi hỏi: Vì sao cả nước này các thí sinh không chọn hết khối C để người người nhà nhà cùng đỗ đại học? hay vì sợ bị người khác nói là ngu là dốt? Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin lan man đôi điều về môn Lịch sử vì rằng không chỉ thời gian gần đây, bộ môn này mới nhận được sự đối xử thiếu công bằng.
Còn nhớ, từ năm 2013 trở về trước, khi kì thi tốt nghiệp THPT với 6 môn thi do Bộ Giáo dục – Đào tạo chọn, mỗi khi có môn Lịch sử, đúng là có quá nhiều học sinh đã gặp vấn đề với nó.Và đương nhiên sau đó, các bạn sẽ đổ hết lỗi lầm lên đầu nó, rằng là nó dài, nó khó, nó làm hại các bạn. Năm nay, theo Bộ Giáo dục – Đào tạo, số môn thi tốt nghiệp THPT chỉ rút lại còn 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc (Văn, Toán) và hai môn tự chọn. Kết quả không quá gây ngạc nhiên nhưng thực sự quá đáng suy nghĩ khi tỉ lệ học sinh chọn Lịch sử làm môn thi tự chọn ở nhiều trường không thể chạm đến mốc hai con số, thậm chí tại trường THPT Lương Thế Vinh, tỉ lệ này là 0%. May ra, ở một số ít các trường THPT có lớp chuyên Sử, con số này mới có thể đạt mốc 20 – 30%. Và ngay tại chính ngôi trường Nguyễn Tất Thành của chúng ta, trong số 13 lớp 12 chỉ có vẻn vẹn 17 bạn học sinh chọn Sử là môn thi tốt nghiệp tự chọn.
Đây là sự thất bại của nền giáo dục hay là sự hồi sinh của Lịch sử - với tư cách là một bộ môn khoa học? Câu hỏi của thầy giáo Nguyễn Quốc Vương cũng chính là điều mà rất nhiều thầy cô giáo trăn trở và hi vọng.
Riêng tôi, với tư cách một học sinh, một cá nhân, Lịch sử là tình yêu. Tình yêu ấy xuất phát từ những câu chuyện Con Rồng, cháu Tiên hay Thánh Gióng mà ngày xưa bà thường hay kể… Tình yêu ấy tiếp nối từ những bức tranh màu mè sặc sỡ với bông lau Đinh Bộ Lĩnh hay con sông Bạch Đằng cuồn cuộn chẳng chịu nằm yên trong giờ Mĩ thuật… Và đặc biệt hơn cả là tình yêu ấy đã được những người thầy, người cô, bằng phương pháp sư phạm tuyệt vời, bằng tình yêu sâu sắc với lịch sử, với những đứa học trò nhỏ như thầy Nguyễn Mạnh Hưởng và cô Trần Thị Thúy đốt cháy lên.
Với tư cách là giáo viên chủ nhiệm, thầy giáo Lê Văn Cường luôn luôn
khuyến khích học sinh của mình theo đuổi đến cùng những đam mê | |
Thầy giáo Lê Văn Cường và cô giáo Trần Thị Thúy |
Tôi chưa từng thấy ngôi trường
nào mà giáo viên dạy Lịch sử lại không bắt học sinh của mình học thuộc làu làu
từng câu chữ như ở ngôi trường này. Nếu cô Trần Thị Thúy cho chúng tôi cách nhớ
sự kiện bằng những đoạn thẳng chia khoảng, những phiếu học tập đầy logic thì
thầy Nguyễn Mạnh Hưởng lại dành cho chúng tôi một công thức 5W (who, when, why,
what, where) và 1H (how) cùng với những sơ đồ tư duy thật sáng tạo. Không chỉ
có thầy Hưởng cô Thúy, mà hầu hết các giáo viên sử của NTT đều mang một phong
cách lạ và khoa học như vậy. Ngoài những giờ học sử ấy ra, chắc chắn không có
một NTT-er nào lại chưa một lần được nghe thầy giáo Lê Đình Cương kể chuyện
lịch sử hay hát những bài ca lịch sử hào hùng trong mỗi dịp trọng đại. Cách dạy
đó, như lời của thầy giáo Nguyễn Quốc Vương thì chính là loại bỏ lối dạy “nhồi
sọ” để biến LỊCH SỬ thành một môn khoa học xứng tầm. Cũng nhờ sự truyền tải
kiến thức mới lạ ấy mà các thầy cô đã khiến tôi ngày càng say mê với môn Lịch
sử hơn. Sống trong môi trường và không khí ấy, thật khó mà không yêu và không
mến môn Lịch sử.
Thầy giáo Nguyễn Mạnh Hưởng
Tình yêu với môn Lịch Sử đã khiến tôi đủ can đảm tham gia vào đội tuyển Sử của nhà trường trong 2 năm học, tuy kết quả đem lại chưa cao nhưng tôi cũng luôn tự hào vì đã có bên mình một hành trang Lịch sử chắc chắn. Càng thích, càng mê, càng hứng thú tôi lại càng nhận ra những giá trị của bộ môn này. Nó hoàn toàn xứng đáng được tôn vinh.
Nếu quay lưng lại với lịch sử? Chuyện vừa mới đây thôi. Hôm trước, trong chuyến đi Đền Hùng cùng tập thể lớp 12D4, khi anh hướng dẫn viên du lịch hỏi về lịch sử của Văn Lang Âu Lạc, không có một ai trong lớp tôi trả lời đúng. Cảm giác lúc ấy thật là bứt rứt và chạnh lòng, cơ hồ như nuối tiếc. Giá mà…
Sẽ ra sao khi những người trẻ quay lưng lại với Lịch sử?
Với cách dạy truyền cảm hứng như các thầy cô trường tôi, tôi tin, các bạn chỉ không chọn Lịch sử với tư cách một môn học để thi tốt nghiệp chứ không quay lưng lại với Lịch sử. Vì nếu bỏ lại quá khứ dù bi thương hay hào hùng phía sau lưng, bước chân dù mạnh mẽ thế nào cũng sẽ ít nhiều chống chếnh.
Nếu quay lưng lại với lịch sử? Chuyện vừa mới đây thôi. Hôm trước, trong chuyến đi Đền Hùng cùng tập thể lớp 12D4, khi anh hướng dẫn viên du lịch hỏi về lịch sử của Văn Lang Âu Lạc, không có một ai trong lớp tôi trả lời đúng. Cảm giác lúc ấy thật là bứt rứt và chạnh lòng, cơ hồ như nuối tiếc. Giá mà…
Sẽ ra sao khi những người trẻ quay lưng lại với Lịch sử?
Với cách dạy truyền cảm hứng như các thầy cô trường tôi, tôi tin, các bạn chỉ không chọn Lịch sử với tư cách một môn học để thi tốt nghiệp chứ không quay lưng lại với Lịch sử. Vì nếu bỏ lại quá khứ dù bi thương hay hào hùng phía sau lưng, bước chân dù mạnh mẽ thế nào cũng sẽ ít nhiều chống chếnh.
Lê Thị Thùy Dương – 12D4