Một trong những nỗi sợ lớn nhất của học sinh ngày nay chính là kiểm tra miệng. Mặc dù không thể phủ nhận những lợi ích của việc kiểm tra miệng, tuy nhiên, theo thống kê chưa đầy đủ, có tới 9/10 học sinh ở lứa tuổi từ 12 – 16 được hỏi cho rằng công đoạn này thật đáng sợ. Là học sinh, bạn không thể chối bỏ hình thức kiểm tra miệng, nên hãy học cách khiến cho mọi việc trở nên dễ dàng hơn.
Áp dụng tốt những phương pháp sau đây sẽ giúp bạn học thuộc bài một cách nhanh chóng cho dù bạn đang trong tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.
Có 5 quy tắc căn bản để học thuộc bài hiệu quả:
1. Hiểu bài: Hãy đọc lại bài một đến hai lần trước khi học thuộc để nhớ lại kiến thức và hiểu kĩ bài. Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu và khi lên bảng bạn có thể diễn tả lại theo ý hiểu của mình mà chẳng cần nhớ chính xác từng từ mình chép trong vở.
2. Liên tưởng: Khi học thuộc bất cứ thứ gì, hãy liên tưởng và hình dung. Lý do khiến đa số học sinh quên kiến thức là vì họ cố gắng nhớ từ ngữ trong khi trí nhớ lại làm việc theo hình ảnh. Bí quyết ở chỗ là phải chuyển kiến thức thành hình ảnh để lưu vào não bộ dễ dàng.
3. Tập trung: Bạn sẽ chẳng thể làm tốt việc gì nếu bạn không tập trung. Khi bạn thấy rằng mình đang xao nhãng, hãy tự nhủ với bản thân: “mình còn một tiếng trước khi đi ngủ để nghĩ về chuyện này” hay “tập trung vào làm xong còn được đi ngủ”.
Áp dụng tốt những phương pháp sau đây sẽ giúp bạn học thuộc bài một cách nhanh chóng cho dù bạn đang trong tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.
Có 5 quy tắc căn bản để học thuộc bài hiệu quả:
1. Hiểu bài: Hãy đọc lại bài một đến hai lần trước khi học thuộc để nhớ lại kiến thức và hiểu kĩ bài. Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu và khi lên bảng bạn có thể diễn tả lại theo ý hiểu của mình mà chẳng cần nhớ chính xác từng từ mình chép trong vở.
2. Liên tưởng: Khi học thuộc bất cứ thứ gì, hãy liên tưởng và hình dung. Lý do khiến đa số học sinh quên kiến thức là vì họ cố gắng nhớ từ ngữ trong khi trí nhớ lại làm việc theo hình ảnh. Bí quyết ở chỗ là phải chuyển kiến thức thành hình ảnh để lưu vào não bộ dễ dàng.
3. Tập trung: Bạn sẽ chẳng thể làm tốt việc gì nếu bạn không tập trung. Khi bạn thấy rằng mình đang xao nhãng, hãy tự nhủ với bản thân: “mình còn một tiếng trước khi đi ngủ để nghĩ về chuyện này” hay “tập trung vào làm xong còn được đi ngủ”.
4. Động lực: Hãy tìm cho mình một động lực trước khi học thuộc. Động lực ấy có khi đơn giản chỉ là học để cho cậu bạn cùng khối thấy bạn học hành cũng không đến nỗi tệ lắm… Tin tôi đi, động lực ấy dù nhỏ thế nào cũng sẽ kích thích bộ não bộ hưng phấn, hiệu quả học tập sẽ tốt hơn.
5. Kết hợp nghe - đọc - chép: Nghe - đọc - chép là chìa khóa để ghi nhớ kiến thức. Nếu bạn có thể kết hợp cả ba điều này, việc học của bạn sẽ nhanh gấp 3 lần.
Ngoài ra có một số điều nên lưu ý khi học thuộc:
• Hãy chọn cho mình một không gian thoáng đãng và yên tĩnh để học nhưng không nên im lặng quá kẻo gây buồn ngủ.
• Thời gian thích hợp để học thuộc tùy vào bản thân mỗi người. Nên chọn thời gian thoải mái (không vướng môn học khác hay công việc khác) để dễ tập trung.
• Không nhìn vào số trang để tránh gây nản hay than phiền: “dài thế này làm sao mà học được”.
Ngoài ra có một số điều nên lưu ý khi học thuộc:
• Hãy chọn cho mình một không gian thoáng đãng và yên tĩnh để học nhưng không nên im lặng quá kẻo gây buồn ngủ.
• Thời gian thích hợp để học thuộc tùy vào bản thân mỗi người. Nên chọn thời gian thoải mái (không vướng môn học khác hay công việc khác) để dễ tập trung.
• Không nhìn vào số trang để tránh gây nản hay than phiền: “dài thế này làm sao mà học được”.
• Nắm được những từ khóa của bài học, đánh dấu phần chính
• Khi bạn cảm thấy không thể đọc thuộc được nữa, hãy dành thời gian để đọc lại bài
• Khi bạn cảm thấy không thể đọc thuộc được nữa, hãy dành thời gian để đọc lại bài
Vận dụng tốt những mẹo nhỏ học tập trên đây sẽ giúp bạn hiểu và thuộc bài nhanh chóng. Kiểm tra miệng sẽ không còn là ác mộng!
Thạch Phương Mai – CLB Phóng viên