Tháng Ba không rực rỡ như mùa hạ, không buồn vương như mùa thu, cũng chẳng giá lạnh như mùa đông. Nó là sự giao thoa, là khoảnh khắc chuyển mình đầy tinh tế của thiên nhiên. Có lẽ vì thế, tháng Ba luôn khiến người ta xao lòng, để rồi mỗi bước chân trên con đường quen thuộc cũng hóa dịu dàng hơn, mỗi làn gió lướt qua cũng mang theo bao cảm xúc khó gọi tên. Đó là cảm giác gì mà lại khiến con tim rung động mỗi khi tháng Ba ghé thăm?
Người Hà Thành từ lâu đã nổi tiếng với sự thanh lịch và tinh tế, điều này được thể hiện rõ nét qua phong cách ẩm thực và khẩu vị ăn uống.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, Thủ đô Hà Nội lại bừng sáng trong sắc màu tươi mới, tựa như được khoác lên một tấm áo xuân rực rỡ. Vẻ đẹp của Tết Thủ đô không chỉ nằm ở dáng vẻ đan xen giữa sự truyền thống lẫn hiện đại vốn có, mà còn hơn cả thế - một cảm giác khó tả khiến lòng người không khỏi xao xuyến, say đắm trước không khí tràn ngập hương xuân.
Trong thời khắc giao mùa, khi Hà Nội đang dần tiễn bước những đợt gió lạnh lẽo, nhường chỗ cho những tia nắng ấm ngày xuân len lỏi qua từng mầm cây mới chớm, cũng là lúc người ta lại nhắc nhau về huyền thoại con phố hàng Trống một thời vang bóng. Tranh Hàng Trống đã từng là một nét văn hóa không thể thiếu của người Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về, không chỉ là một thú chơi tao nhã mà còn là sự kết hợp tinh tế giữa nghệ thuật và trí tuệ.
Văn hóa là bản sắc, văn hóa là dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn. Tầm quan trọng của văn hóa to lớn là thế nhưng đâu đó, bóng hình của nó lại đang phai mờ, phủ bụi theo thời gian. Hiện trạng này khiến tôi phải đặt ra nghi vấn rằng trong tương lai, con cháu của chúng ta liệu có còn nhắc đến “Truyện Kiều” như một áng văn thiên cổ, nhắc đến các bài nhạc đỏ, nhạc vàng như thành tựu ghi dấu thời gian, nhớ rằng làn điệu chèo, đoạn ca vọng cổ, các loại nhạc cụ dân gian,... là mảnh ghép không thể thiếu trong hồn cốt của dân tộc hay sẽ coi chúng là quê mùa, là tẻ nhạt và coi những người trân trọng chúng là những kẻ dị hợm đây?
Hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, sử sách nước nhà đã ghi danh bao nhiêu kì tích, những chiến công hiển hách mà Quân đội Nhân dân Việt Nam ta đã làm được. Vì vậy, Tổ quốc Việt Nam thân yêu đã khắc ghi những ngày lễ trọng đại trong lịch sử dân tộc. Trong số đó, ngày 22/12 – ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam – là một dấu mốc thiêng liêng, gắn liền với niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc của mọi thế hệ người Việt.
Xuân Diệu từng viết: “Làm sao sống được mà không yêu, không nhớ, không thương một kẻ nào?”. Tình yêu là cảm xúc đẹp đẽ, thiêng liêng nhất, không chỉ của con người mà là của cả vạn vật, bởi mọi sinh linh đều xứng đáng yêu và được yêu.