Tết Nguyên Đán ngày càng cận kề với mỗi người dân Việt Nam. Trong ngày Tết cổ truyền này có những phong tục tập quán được lưu truyền từ xưa đến nay, đã dần trở thành một nét đẹp trong văn hóa lễ hội mùa xuân và lễ cúng ông Công, ông Táo là một trong số đó. Nhưng vẫn còn tồn tại trong đó vấn đề thải rác thải làm ô nhiễm nguồn nước tại những con sông, hồ, ao,.. vào ngày lễ thả cá ấy. Với mục tiêu nhằm nâng cao ý thức của mỗi học sinh khi các ngày lễ Tết ngày càng đến gần, CLB Môi trường xanh (GEC) đã có một buổi tuyên truyền bảo vệ môi trường vô cùng ý nghĩa.

Theo tục lệ, ông Công, ông Táo được Thượng đế phái xuống trần gian để theo dõi, ghi chép việc thiện ác của con người. Hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, những vị thần bất tử này cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo những việc làm lành dữ của con người trong năm qua và để các vị thần quyết định công trạng và thần thánh. Vì vậy, trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị thần (hay Vua Bụt) là những vị thần quyết định sự cát tường, thịnh vượng của gia đình. Tất nhiên, phước lành này đến từ chủ nhân và những người trong nhà làm điều đúng đắn.

Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép. Một số gia đình có thể mua cá chép giấy, tuy nhiên phần lớn các gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ, sau khi làm lễ xong đem ra sông thả, ngụ ý cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo Quân cưỡi về trời.

Tuy nhiên, trong những năm qua, nhiều sông, hồ ở Hà Nội như: Sông Hồng, sông Tô Lịch, Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Thiền Quang, hồ Đắc Di… “sợ” ngày ông Công, ông Táo vì người dân không chỉ thả cá mà còn thả cả bát hương, bàn thờ và đặc biệt là túi nilon xuống lòng sông, hồ. Thậm chí, nhiều người vội công việc chỉ dừng xe trên cầu thả túi đựng cá, ném túi tro vàng xuống sông gây nên lớp bụi mù mịt và tạo ra hình ảnh ứng xử thiếu văn minh, gây ô nhiễm, mất mĩ quan đô thị. Thói quen này tồn tại đã lâu, ăn vào nếp nghĩ của một bộ phận không nhỏ người dân.


Thông điệp ý nghĩa được gửi gắm tới học sinh mái trường mang tên Bác trong ngày đầu tuần

Vì vậy, để hạn chế rác thải tràn ra sông hồ, trong ngày cúng ông Công, ông Táo này, cần phát huy mạnh mẽ thông điệp thả cá, không vứt túi ni lông. Các cơ quan, ủy ban nhân dân các địa phương cần tăng cường tìm hiểu, thông báo cho nhân dân biết, nơi sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu vực không vứt túi ni lông, đồ tế, vật phẩm ra sông, hồ, ao ... gây ô nhiễm môi trường, mất mĩ quan thành phố. Đặc biệt hơn, các nhóm thiện nguyện nên được nhận được sự ủng hộ và khen ngợi trong việc thu gom túi ni lông và rác thải, tiếp thêm động lực trong công cuộc phòng chống rác thải nhựa.


Cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường – vì một thành phố hòa bình

Những việc làm ý nghĩa đó sẽ không chỉ trực tiếp làm giảm thiểu lượng rác thải, túi nilon mà còn góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, tô thêm nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt mỗi dịp Tết đến Xuân về, góp phần xây dựng hình ảnh văn minh, thanh lịch của người Hà Nội.

Thực hiện: CLB Môi trường xanh (GEC)