“Mạc Đăng Dung – công thần hay ngụy triều” vốn là một đề tài luôn gây tranh cãi trong giới sử học cũng như những người yêu thích lịch sử. Chiều ngày 28/11/2016, tại phòng 405, Câu lạc bộ Lịch sử (AHC) đã có buổi sinh hoạt đầu tiên với chủ đề: “Mạc Đăng Dung trong lịch sử dân tộc”. Hãy cùng chúng tôi khám phá những điều thú vị của buổi tọa đàm này nhé!

Câu lạc bộ Lịch Sử AHC (Astonish History Club) là câu lạc bộ thứ 8 và là CLB học thuật đầu tiên của trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành. Đi vào hoạt động chính thức mới chỉ vỏn vẹn gần một tháng nhưng chính sự năng động và tính chuyên nghiệp trong khâu tổ chức của các AHCers đã làm chúng ta phải thực sự bất ngờ.

Đến với buổi sinh hoạt, ngoài các thầy cô trong tổ chuyên môn cùng cô giáo Lê Thu - cố vấn của CLB, AHC còn rất vinh dự khi được tiếp đón một vị khách rất đặc biệt: Tiến sĩ Phan Ngọc Huyền - giảng viên khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội.


Các bạn học sinh háo hức chờ đợi giờ phút khai mạc

Điểm đặc biệt của buổi sinh hoạt này là tất cả các khâu, từ lên ý tưởng, chuẩn bị nội dung, tổ chức và quảng bá về buổi tọa đàm này đến đông đảo các bạn học sinh trong trường… đều do chính các thành viên CLB thực hiện. Buổi tọa đàm được bắt đầu với phần thuyết trình ấn tượng  về cuộc đời và sự nghiệp của Mạc Đăng Dung do bạn Trịnh Xuân Hào ( Ban nội dung) thực hiện.

          Sau đó các thành viên CLB Lịch sử - AHC và những người tham dự đã được chia thành 3 nhóm để chuẩn bị cho phần tranh biện, bao gồm:

-                  Nhóm 1: những người đồng ý với quan điểm “Mạc Đăng Dung là người có công trong việc cải cách đất nước ở thế kỉ XVI”

-                  Nhóm 2: những người cùng quan điểm cho rằng: “Mạc Đăng Dung là kẻ phản quốc, là ngụy triều có tội với dân tộc”

-                  Nhóm 3: những người ở phe trung lập: “đánh giá Mạc Đăng Dung vừa có công vừa có tội”

Do đã được phân công công việc một cách khoa học từ trước đó, mỗi nhóm đã tiến hành nghiên cứu các tư liệu lịch sử, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và chuẩn bị chu đáo cho bài thuyết trình bảo vệ quan điểm của mình.



Trịnh Xuân Hào (lớp 11D3), thành viên CLB AHC trình bày thuyết phục,
chứng tỏ sự say mê và am tường lịch sử dân tộc


Nguyễn Minh Thư (11D3), Nguyễn Minh Anh (11D4)
đang đưa ra những lập luận sắc bén để bảo vệ Mạc Đăng Dung


Em Nguyễn Anh Quân (6A4) khiến cả khán phòng ấn tượng với phần thuyết trình tự tin và đầy thuyết phục


Tranh luận trên sân khấu….


Và bảo vệ quan điểm đến cùng


Tranh thủ tra cứu thêm tư liệu để ủng hộ đồng đội


Cả người thuyết trình và người lắng nghe đều rất say mê


 TS Phan Ngọc Huyền giao lưu với CLB


Món quà nhỏ đầy ý nghĩa dành từ TS Phan Ngọc Huyền cho người có màn hùng biện gây ấn tượng mạnh nhất

Bằng việc tự nghiên cứu sử liệu, thảo luận và nêu quan điểm về những kiện và nhân vật lịch sử, CLB  AHC đã thổi một làn gió mới vào cách dạy và học lịch sử của học sinh Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành.

Cũng trong buổi tọa đàm, TS. Phan Ngọc Huyền - giảng viên khoa Lịch sử trường ĐHSP Hà Nội đã giải đáp những thắc mắc, đánh giá về nhân vật lịch sử Mạc Đăng Dung, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học lịch sử. TS. Phan Ngọc Huyền cũng bày tỏ niềm vui và sự ngưỡng mộ trước sự xuất hiện của một CLB học thuật như AHC tại một ngôi trường phổ thông và cho biết sẽ sẵn sàng hỗ trợ cũng như tư vấn về nội dung, cách thức tổ chức sinh hoạt của CLB.


Thay mặt thành viên của CLB AHC, cô giáo Lê Thu (cố vấn CLB)
trân trọng cảm ơn những chia sẻ quý báu của TS. Phan Ngọc Huyền


Buổi sinh hoạt kết thúc với nụ cười rạng rỡ nở trên môi mỗi thành viên AHC

 Bài: Chu Huyền Anh (10D5)

Ảnh: Lê Hoàng Vĩnh Long (10D4)

 

 

Bạn nên biết

“Nhà Mạc – một triều đại phong kiến tồn tại hơn 150 năm, trong đó có 65 năm (1527-1592) ở Thăng Long. Trong suốt thời gian tồn tại, nhà Mạc đã có nhiều cống hiến đối với lịch sử dân tộc. Tuy vậy, theo quan điểm phong kiến thì cũng như nhà Hồ, nhà Tây Sơn, vì đã lật đổ triều đại cũ, lập nên triều đại mới cho dòng họ mình, đều bị coi là “nhuận”, là “nguỵ” (như ngụy Hồ, nguỵ Mạc, nguỵ Tây Sơn).
Ngày nay, “đổi mới tư duy”, cùng với phương châm khoa học: “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã giúp cho chúng ta có cách nhìn mới về các nhân vật lịch sử, trong đó có nhà Mạc và Mạc Đăng Dung

(CLB Lịch sử - AHC)