Vào thứ Bảy (5/11/2022), học sinh khối 10 Trường THCSTHPT Nguyễn Tất Thành đã có cơ hội khám phá những giá trị của nghệ thuật sân khấu Việt Nam qua chương trình trải nghiệm văn học Từ kịch bản văn học đến sân khấu và màn ảnh (Tích và diễn)”. Trong chương trình, các màn biểu diễn của Nhà hát tuồng Việt Nam đã đem lại cho giáo viên và học sinh ngôi trường mang tên Bác nhiều ấn tượng sâu sắc, mở ra một chân trời mới về loại hình Tuồng và Chèo -hồn phách dân tộc”.


Tiết mục mở màn chương trình - hòa tấu nhạc cụ dân tộc “Lí kéo chài”, “Đi cấy” được dàn dựng công phu, chuyên nghiệp

Nâng cao hiểu biết về các loại hình sân khấu dân gian

Trong chương trình, học sinh khối 10 trường Nguyễn Tất Thành đã được theo dõi hai vở diễn trọn vẹn mang tên “Ông già cõng vợ trẻ đi xem hội” và “Trần Quốc Toản ra quân”. Qua mỗi phần trình diễn, học sinh được đi sâu khám phá thế giới bất tận của văn chương - tích của các vở tuồng, chèo. Các tiết mục được đầu tư, chuẩn bị kĩ lưỡng, chỉn chu từ yếu tố ngoại cảnh cho tới từng nét mặt, cử chỉcâu thoại của diễn viên. Tất cả đều là các yếu tố cần thiết để tạo nên một tác phẩm thu hút khán giả.


Vở tuồng “Ông già cõng vợ đi xem hội” đậm chất hài hước, vui nhộn

Xây dựng các vở diễn thuộc loại hình sân khấu là cả một quá trình dày công khổ luyện, học hỏi của các nghệ sĩ. Bằng khả năng và niềm đam mê của mình, những người nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu với những bước đi uyển chuyển, gương mặt linh hoạt với nhiều sắc thái khác nhau phù hợp với kịch bản. Từ đó, khi kết hợp cùng trang phục, hóa trang, tác phẩm truyền tải thành công tới khán giả những giá trị của nghệ thuật dân tộc, có ý nghĩa lâu đời để học sinh có ý thức phát huy, bảo tồn mạnh mẽ.


Học sinh tập trung lắng nghe những đặc điểm của hai loại hình nghệ thuật sân khấu

Bên cạnh đó, các học sinh tham gia cũng được nêu lên cảm nhận của bản thân về hai vở diễn, trực tiếp thử sức thoại và biểu diễn một phần trong tiết mục “Ông già cõng vợ trẻ đi xem hội” và “Trần Quốc Toản ra quân”. Ắt hẳn đây là một trải nghiệm thú vị, cho phép mỗi cá nhân được hoà mình vào không khí chân thực của vở diễntìm hiểu sâu sắc hơn những yếu tố thiết yếu để xây dựng nên một vở Tuồng và Chèo.


Nét hứng thú bộc lộ rõ trên gương mặt các học sinh khi được thử sức với vai diễn “ông già” và “cậu Xấc”

Sáng tạo trong sản phẩm học tập và không gian trưng bày

Mỗi gian trưng bày đều thể hiện ý tưởng sáng tạo mới lạ, được thực hiện tỉ mỉ, chu đáo và cẩn thận. Để xây dựng được không gian trưng bày sản phẩm học tập độc đáo, các thành viên cùng nhau lên ý tưởng, tìm hiểu kĩ về đặc điểm từng thể loại văn học, thiết kế nên màu sắc riêng của từng tập thể lớp. Có lẽ đó là minh chứng rõ ràng nhất cho tình yêu với văn chương, từ khát khao được khám phá những điều lí thú. Những tác phẩm nghệ thuật hội họa, thư pháp, những cuốn tập san,… đã khẳng định tâm huyết của học sinh đối với chương trình, niềm háo hức với buổi trải nghiệm ngoại khoá đáng nhớ. Các sản phẩm được trưng bày theo bố cục hợp lí, phần thuyết trình cảm xúc đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả và ban giám khảo chương trình.


Gian trưng bày thể hiện sự sáng tạo, tâm huyết của học sinh các lớp


Đại diện các lớp tự tin trình bày ý tưởng xây dựng gian trưng bày

Chương trình trải nghiệm văn học đã khép lại, nhưng những giá trị cốt lõi của nghệ thuật vẫn còn lắng đọng mãi trong lòng mỗi người tham gia. Chương trình đã đem tới cho học sinh khối 10 một trải nghiệm vô cùng ý nghĩa, càng thêm yêu và trân trọng những tác phẩm văn học, nghệ thuật. Sau chương trình, chắc hẳn học sinh trường Nguyễn Tất Thành sẽ luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy vẻ đẹp của văn học nói riêng và những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung.

Bài viết: Ngô Thiên Ngân (10D3)

Ảnh: Đỗ Phương Linh (10D1)