Sáng tác - cảm nhận


Người cha cầm phấn trắng
NTT
Ông cha ta có câu “Yêu nhau yêu cả đường đi”. Câu nói ấy quả thực không sai. Chẳng rõ tự bao giờ, thầy Phạm Văn Du – thầy giáo dạy bộ môn Toán của tập thể lớp 12D2 đã khiến một đứa ghét toán như tôi phải tự giác, vui vẻ chờ mong giờ Toán đến. Và cũng chẳng rõ tự bao giờ, thầy Du mới được đám học trò nghịch ngợm 12D2 chúng tôi gọi bằng cái tên vừa tếu táo, vừa thân thương – “bố”.
Cô giáo Lê Thị Thu: “Hiểu biết về Lịch sử là đang được sống thêm những cuộc đời khác”
NTT
Nhắc đến môn lịch sử, người ta thưởng nghĩ đến đó là môn học khô khan với những mốc thời gian, sự kiện. Thế nhưng, đối với học trò trường Nguyễn Tất Thành, Lịch sử đang dần trở thành môn học được nhiều học sinh vô cùng yêu thích bởi những tiết học thú vị cùng những giờ học ngoại khóa đầy sáng tạo. Biết lịch sử không chỉ đơn thuần là ghi nhớ một vài mốc sự kiện...
Cô Nguyễn Thu Hà – Người mang tới tình yêu cuộc sống
NTT
Cánh cửa của ngôi trường cấp ba mở ra trước mắt tôi cả một chân trời xa lạ. Tôi cứ ngỡ mình phải mất nhiều thời gian để thích nghi và hòa nhập được với môi trường mới. Nhưng tôi đã nhầm. Vào giây phút đầu tiên khi tôi được gặp gỡ và học tập cùng cô Nguyễn Thu Hà – giáo viên bộ môn Giáo dục công dân tại ngôi trường mang tên Bác cũng là lúc phép màu đã tới.
“Những người thầy biết truyền cảm hứng”
NTT
Như nhiều người, tôi vẫn tưởng trên đời này, người dành nhiều tình cảm nhiều nhất cho mình là người đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn. Nhưng không, càng lớn, tôi càng nhận ra mình là người thật may mắn, bởi trong quãng thời gian tươi đẹp nhất của tuổi thanh xuân, tôi đã gặp những con người yêu thương mình như cha mẹ yêu con ở ngôi trường thân thương mang tên trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành.
Điều khiến tôi yêu…
NTT
Thời gian cứ chảy trôi, nhiều điều đi rồi sẽ chẳng bao giờ quay trở lại. Hà Nội bao năm thay mình giờ đã phát triển rực rỡ, không còn như xưa. Nhưng, luôn còn có một điều mãi trở lại nơi mảnh đất Hà Thành, đó là mùa thu. Mỗi lần thu về là mỗi lần khác, bởi lòng người luôn thay đổi. Một mùa thu nữa lại đến…Thu đã về len lỏi trên khắp các nẻo đường, con phố và thu đã về đến nơi lòng người…
Mùa thu sau lưng bố
NTT
Mùa thu của tôi ở Hà Nội từng là những chuyến đi vừa ngắn vừa dài trên yên xe máy của bố. Dài là khoảng cách địa lý, vì nhà tôi cách trường khá xa. Ngắn là vì tôi cứ lơ mơ gục đầu trên lưng bố vì còn ngái ngủ, chẳng mấy chốc đã thấy cổng trường ở trước mắt rồi. Từ ngày bắt đầu đến trường, mùa thu đã thu gọn lại bằng tấm lưng vững chãi của bố. Tôi nhớ rất rõ mùi hương quen thuộc ám trên chiếc áo sơ mi tôi vẫn tựa đầu vào, cả cảm giác chất vải hơi thô cọ vào trán mình.
Trao đi những lời yêu thương
NTT
Một tối thứ Năm, tôi tình cờ đọc tản mạn "Con trai của mẹ" của Quang Hiển. Rồi đột nhiên, tiếng đài nhà bên vang lên giai điệu ca khúc "Mẹ tôi" của Trần Tiến. Tôi lặng người... Có điều gì đó nghèn nghèn ở cổ, mãi chẳng cất lên thành lời. Tờ lịch trên tường nhắc tôi, cũng gần đến ngày 20 tháng 10 rồi...
Cảm ơn mẹ
NTT
Những ngày cuối tháng Mười. Bầu trời nhuốm sắc thu. Khi ủ dột, khi tươi tỉnh. Lúc rực rỡ, lúc buồn rầu. Như một người con gái. Thời gian như gió. Ngày hai mươi. Nhìn tờ lịch treo tường mà tôi thở dài. Phụ nữ Việt Nam ưu sầu toan lo cả một đời, cớ vì sao chỉ có một ngày được nhớ đến và được cảm ơn?
Thanh xuân bên nhau dưới khoảng trời trường Nguyễn Tất Thành yêu dấu
NTT
Chiều muộn cuối thu, tôi thơ thẩn một mình cuối hành lang vắng. Phía dưới sân trường, vẫn râm ran tiếng nói cười của bao người nhưng bỗng nhiên tôi thấy buồn tênh. Bầu trời Nguyễn Tất Thành hôm ấy không một chút mưa, vậy mà tôi nghe rõ những giọt thời gian đang rơi rả rích. Không phải gió lạnh mùa đông, mà là nỗi buồn chia ly đang ùa về. Hôm nay, lớp 12A1 chia tay Phong...
“Ngày khai trường, áo lụa gió thu bay…”
NTT
12 năm cắp sách đến trường nghe dài mà trôi qua nhanh như một lần chớp mắt, ngoảnh đi ngoảnh lại đã đến ngày khai giảng cuối cùng thời áo trắng. Vẫn tiếng cười ấy, ánh mắt ấy, cử chỉ ấy, tất cả đều quen thuộc nhưng sao hôm nay chúng tôi thấy quý giá và thân thương lạ lùng. Điều buồn hơn là, khi tiếng trống khai giảng vang lên, xen lẫn những niềm vui lại là những sự tiếc nuối và ngẩn ngơ, bồi hồi.