Kĩ năng sống - Giá trị sống


Không bao giờ là muộn để bắt đầu
NTT
Bạn không biết nên chọn ngành gì cho tương lai? Bạn không biết nên bắt đầu từ đâu ? Hay chỉ đơn giản là không biết mình là ai, mình thích gì? Nghiêm Văn Khánh (12D2) – người đạt 113/120 TOEFL, 2200/2400 SAT và đặc biệt với kết quả thi xuất sắc, với một bản hồ sơ “long lanh” với bề dày thành tích về các hoạt động ngoại khóa, được trường Connecticut College của Mĩ đồng ý tiếp nhận với mức học bổng toàn phần trị giá 43.000 USD/ năm – sẽ giúp các bạn đi tìm câu trả lời.
Tôn trọng – một nghệ thuật sống!
NTT
Vậy là kì thi học kì II – kì kiểm tra tập trung cuối cùng của năm học 2014 – 2015 đã trôi qua và kì nghỉ lễ cũng sắp tới rồi. Chắc hẳn các bạn học sinh sẽ có những cảm xúc riêng: lo lắng cho kết quả; hào hứng và háo hức tới kì nghỉ lễ;... Thế nhưng dường như những cảm xúc ấy đã được các bạn gác lại để chào đón và ủng hộ cho chương trình chào cờ mỗi chiều thứ hai. Vẫn là về các giá trị sống, chương trình chào cờ ngày 27/04/2015 đã diễn ra với chủ đề “Tôn trọng”.
Học cách làm bạn cùng con
NTT
Làm thế nào để có thể làm bạn cùng con, thấu hiểu và chia sẻ, xóa đi khoảng cách ngày càng lớn giữa cha mẹ và con cái luôn là mối quan tâm không chỉ của gia đình. Tọa đàm "Hiểu con và làm bạn với con" do phòng Tâm lý học đường trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và các phụ huynh lớp 7A5 diễn ra vào một ngày cuối tuần của tháng tư là một trong những hoạt động như thế.
Trải nghiệm - yêu thương
NTT
Luôn là một lớp đứng thứ hạng cao về thành tích học tập cũng như thi đua trong nhà trường, 11D2 chúng tôi có quyền tự hào về điều đó. Đằng sau thành tích đáng ngưỡng mộ, là sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ trong rất nhiều tháng ngày của 38 thành viên. Và để chúc mừng cho những thành công ấy, cô trò chúng tôi đã tự thưởng cho mình một chuyến dã ngoại thú vị lên Mai Châu, Hòa Bình vào những ngày đầu năm mới 2015.
Thêm chút kỉ niệm thôi, một chút, một chút thôi...
NTT
Vậy mà chúng con thoáng cái đã lớp 11 rồi. Đã một năm lớp 11D2 trôi qua với những ngày vui buồn cùng nhau. Những lúc lớp con chưa ngoan, để các thầy cô buồn lòng. Những lần các thầy cô cũng cùng lớp chúng con liên hoan, vui ơi là vui. Những tiết học bài cười ra nước mắt hay lặng người sau mỗi điều rút ra. Chúng con dần khôn lớn, trưởng thành.
Định hướng cho tương lai
NTT
Định hướng nghề quyết định tương lai của mỗi người. Với học sinh THPT, càng quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể chọn được đúng ngành nghề mình thực sự đam mê và có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc không phải là điều đơn giản.
Hãy biết Yêu Thương!!!
NTT
Mở đầu buổi sinh hoạt là một trò chơi vô cùng thú vị. Chúng tôi phải ném tên lên chiếc bảng được dán sẵn những chữ cái để tạo thành một từ có nghĩa về chủ đề “Yêu thương”. Mỗi người chỉ có năm mũi tên nên chúng tôi vô cùng cẩn trọng. Sau những cú ném ngẹt thở là những tràng pháo tay cổ vũ nhiệt tình từ phía các cổ động viên.
Học kĩ năng sống tại IOGT – trước giờ G
NTT
Sau 3 ngày thi giữa kì I, các em học sinh lớp 6 được tham dự buổi ngoại khóa đầu tiên tại Trung tâm đào tạo các phương pháp tổ chức vui chơi cho Thanh thiếu niên (YMTC) - thuộc tổ chức IOGT - VN (Dốc Dây Diều, xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội). Vậy các em có những cảm nhận và sự chuẩn bị như thế nào cho chuyến đi này? Chúng ta hãy cùng lắng nghe những chia sẻ đó nhé!
Học kĩ năng sống tại IOGT
NTT
Đó không chỉ là một chuyến đi dã ngoại để tiếp thêm động lực cho chúng tôi bước vào năm học mới, đó không chỉ là dịp để chúng tôi có cơ hội được trải nghiệm những kĩ năng sống vô cùng thú vị, đó còn là khoảng thời gian tuyệt vời để chúng tôi thấu hiểu bạn bè mình hơn, thắt chặt tình cảm với lớp hơn và cho chúng tôi kỉ niệm vô cùng đáng quý. Vâng, tớ đang nói đến chuyến dã ngoại học Kĩ năng sống tại Trung tâm IOGT - Sóc Sơn đấy các bạn ạ !!!
Đánh thức con người trách nhiệm trong mỗi chúng ta!
NTT
Ngày 10/5/2014 vừa qua, lớp 11D2 đã có một buổi sinh hoạt tuyệt vời đầy ý nghĩa với chủ đề: GIÁ TRỊ SỐNG TRÁCH NHIỆM. Buổi sinh hoạt  còn có sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, ThS Nguyễn Thị Hằng đến từ Viện Nghiên cứu Sư phạm và các cô giáo của Trung tâm nghiên cứu học liệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội.