Nguyễn Thị Minh Huệ - Nguyễn Quỳnh Trang
Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự bùng nổ của công nghệ. Hợp tác quốc tế trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực nhằm hướng tới giải quyết các vấn đề chung, cấp thiết của xã hội. Thực tế đó đã mở ra không ít cơ hội lẫn thách thức đối với các ngành nghề nói chung và giáo dục nói riêng. Hơn bao giờ hết, giáo dục được đề cao như “một công cụ mạnh mẽ để tạo sự thay đổi tích cực" - Gordon Brown.
Với quan điểm giáo dục phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh, trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành đang từng ngày nỗ lực tạo nên những thay đổi tích cực trong các hoạt động giáo dục. Trong đó, việc phát triển năng lực toàn cầu được Nhà trường chú trọng, đáp ứng mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 “… giúp học sinh có khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới”. Những năm vừa qua, nhiều hoạt động giáo dục hướng tới trang bị cho học sinh các kĩ năng và năng lực cần có của công dân toàn cầu thế kỉ XXI đã được thực hiện. Trong số đó, giao lưu hợp tác quốc tế là hoạt động tiêu biểu, giúp học sinh được trải nghiệm nền văn hoá đa dạng đến từ các quốc gia khác nhau, rèn luyện khả năng giao tiếp, nâng cao năng lực ngoại ngữ, sự tự tin, khả năng phản xạ và tư duy.
Hoạt động hợp tác quốc tế tại trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu được gây dựng từ năm học 2009 - 2010 với đối tác thân thiết đầu tiên đến từ Học viện Raffles - Singapore. Tới năm học 2013-2014, hai nhà trường đã nâng cấp quan hệ lên tầm đối tác chiến lược, được đánh dấu bởi Biên bản ghi nhớ - MOU đầu tiên. Trong hơn 10 năm vừa qua, các hoạt động giao lưu giữa hai bên luôn được chú trọng và không ngừng có những thay đổi để mang tới thêm nhiều giá trị cho học sinh. Tháng 6 năm 2023, TS. Phạm Sỹ Cường - Hiệu trưởng nhà trường và TS. Frederick Yeo - Hiệu trưởng học viện Raffles đã kí MOU hợp tác lần thứ 3, khẳng định mối quan hệ tốt đẹp và bền vững giữa hai bên. Trong chặng đường 25 năm phát triển từ năm 1998 đến nay, thầy và trò Nhà trường đã có cơ hội hợp tác và giao lưu với giáo viên và học sinh tới từ nhiều nền giáo dục tiên tiến khác như: Anh, Mỹ, Úc, Newzeland, Đan Mạch, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan... Nhà trường đã lần lượt mở rộng mối quan hệ hợp tác và giao lưu mật thiết với một số đối tác như Anderson Serangoon Junior College - Singapore từ năm 2010; trường Frederiksborg Gymnasium - Đan Mạch từ năm 2017 và trường Miyazaki Omiya - Nhật Bản cũng cùng thời gian đó.
PGS.TS Vương Dương Minh - Hiệu trưởng nhà trường làm việc cùng (a) bà Mary - Giám đốc tuyển sinh quốc tế, trường Awatapu College - NewZealand và (b) Giám đốc quốc tế trường Horowhenua - Robin Keeling năm 2009
TS. Phạm Sỹ Cường - Hiệu trưởng nhà trường và TS. Frederick Yeo - Hiệu trưởng Học viện Raffles kí Biên bản ghi nhớ hợp tác lần thứ 3 vào tháng 6 năm 2023
TS. Phạm Sỹ Cường - Hiệu trưởng nhà trường và đại diện trường Frederiskborge Gymnasium - Đan Mạch kí Biên bản ghi nhớ hợp tác lần thứ 2 vào tháng 10 năm 2023
Mỗi chương trình giao lưu, hợp tác giữa Nguyễn Tất Thành và các đối tác đều được thiết kế rất khoa học và chi tiết với nhiều hình thức tổ chức hoạt động đa dạng và hướng tới mục tiêu giáo dục cụ thể như: (i) tìm hiểu về nhà trường, chương trình giáo dục, trải nghiệm các tiết học văn hóa trên lớp hay trải nghiệm cùng với các câu lạc bộ định hướng học sinh; (ii) tìm hiểu về truyền thống văn hóa và lịch sử Việt Nam thông qua hoạt động trải nghiệm tại Bảo tàng dân tộc học, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, làng gốm Bát Tràng hay làng Cốm Vòng; (iii) cùng tham gia các hoạt động Vì cộng đồng nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm xã hội, khơi dậy tình yêu thương, chia sẻ ở mỗi học sinh như tham gia chương trình thiện nguyện tại Làng Hữu nghị Việt Nam, Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội, Trung tâm Phục hồi chức năng Việt - Hàn…; (iv) tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên đặc sắc của Việt Nam thông qua các chuyến du lịch như thăm Sapa, vịnh Hạ Long hay khu danh thắng Tràng An.
Học sinh Singapore, Nhật Bản, Đan Mạch tham gia chương trình giao lưu văn hóa, thể thao tại trường Nguyễn Tất Thành: (a) Tham quan, học tập tại Bảo tàng Dân tộc học; (b) Trải nghiệm làm gốm tại làng gốm Bát Tràng; (c) Trải nghiệm viết chữ Hán trên giấy Dó tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám; (d) Trải nghiệm STEM cùng học sinh CLB Khoa học; (e) Trải nghiệm sử dụng sáo trúc cùng học sinh CLB Nhạc cụ dân tộc; (g) Giao lưu bóng rổ cùng học sinh nữ trường Nguyễn Tất Thành
Một điểm nhấn sáng tạo và độc đáo trong hoạt động giao lưu quốc tế của Nhà trường cùng các đối tác là hoạt động homestay, trong đó, học sinh nước ngoài đến Việt Nam sẽ được lưu trú, trở thành một thành viên mới trong gia đình của học sinh trường Nguyễn Tất Thành. Và ngược lại, học sinh trường Nguyễn Tất Thành sang các nước bạn cũng có cơ hội để cùng trải nghiệm cuộc sống gia đình của các bạn quốc tế. Hình thức trải nghiệm homestay không chỉ giúp học sinh trường Nguyễn Tất Thành có thêm những người bạn mới, gia đình có thêm một thành viên mới mà qua đó, học sinh được trưởng thành hơn nhờ biết chia sẻ, tương trợ; được tìm hiểu sâu hơn về sự đa dạng văn hóa; phát triển năng lực cộng tác, giao tiếp; thúc đẩy sự gắn kết tình bạn và mở ra những cơ hội trong tương lai. Ở ngôi trường mang tên Bác, mỗi học sinh tham gia vào hoạt động homestay lại viết lên một câu chuyện về tình thân, sự đón đợi và những kết nối vượt qua biên giới.
Học sinh Johannes Sehested (Đan Mạch) và Jeng Declan (Singapore) trải nghiệm làm nem, cắm hoa tại các gia đình homestay
Học sinh trường Nguyễn Tất Thành trải nghiệm văn hóa gia đình tại nhà của học sinh trường Miyazaki Omiya (Nhật Bản)
Song song với các hoạt động giao lưu quốc tế kể trên, trường Nguyễn Tất Thành đồng thời cũng rất chú trọng trang bị năng lực ngôn ngữ cho học sinh, đặc biệt là khả năng sử dụng Tiếng Anh. Do đó, nhà trường đã hợp tác chặt chẽ với các tổ chức uy tín như IIG Việt Nam - Đại diện quốc gia của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) và Tổ chức Khảo thí Tin học CERTIPORT, Công ty Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Đại Tây Dương (Atlantic group) trong việc tổ chức dạy và học Tiếng Anh nước ngoài, Tiếng Anh học thuật và Tiếng Anh IELTS cho học sinh. Trong tổng số 12 câu lạc bộ định hướng học sinh, có 2 câu lạc bộ chú trọng vào việc tăng cường khả năng sử dụng, vận dụng ngôn ngữ trong đời sống, giao tiếp hàng ngày, đó là Câu lạc bộ Giao tiếp và Câu lạc bộ Tiếng Anh. Bên cạnh các hoạt động giáo dục được tổ chức trong nhà trường, học sinh của các câu lạc bộ này có cơ hội để tham gia các cuộc thi hùng biện và tranh biện với quy mô khác nhau trong nước và thế giới, tiêu biểu trong số đó là tổ chức và tham gia các Hội nghị Mô phỏng Liên Hợp Quốc, nơi học sinh có cơ hội lên tiếng và thảo luận về các vấn đề toàn cầu.
Học sinh trường Nguyễn Tất Thành tham gia Hội nghị Mô phỏng Liện hợp quốc các cấp
Học sinh trường Nguyễn Tất Thành tham gia các cuộc thi tranh biện
Với phương châm “những thay đổi nhỏ sẽ làm nên sự khác biệt lớn”, trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành chắt chiu từng cơ hội để học sinh được tiếp xúc, trải nghiệm môi trường và các nền văn hóa quốc tế khác nhau trên thế giới. Hàng năm, nhà trường tiếp nhận các tình nguyện viên và giảng viên nước ngoài tham gia vào quá trình giảng dạy. Đây không chỉ là cơ hội học tập quý báu đối với học sinh, mà còn là điều kiện để các giáo viên Tiếng Anh của Nhà trường được học tập phương pháp giảng dạy tiên tiến đến từ nhiều nền giáo dục khác nhau, từ đó, nâng cao chất lượng dạy và học của Nhà trường.
Tình nguyện viên đến từ nhiều nước trên thế giới tham gia vào hoạt động giảng dạy của Nhà trường
Số liệu tổng hợp các hoạt động hợp tác quốc tế trong giai đoạn 2018-2023
William Arthur Ward, một nhà giáo dục lỗi lạc của nước Mỹ đã từng nói: “Chúng ta càng hào phóng, chúng ta càng vui vẻ. Chúng ta càng hợp tác, chúng ta càng có giá trị. Chúng ta càng nhiệt tình, chúng ta càng có năng suất...”. Đúng như vậy, sau mỗi lần đón tiếp đoàn nước ngoài đến thăm hay sau mỗi chuyến đi giao lưu học hỏi, học sinh và giáo viên của mái trường mang tên Bác đã gặt hái được biết bao thành quả. Đó là những trải nghiệm văn hóa đa dạng; là sự giàu có về tri thức; là sự hoàn thiện năng lực của bản thân; là tình cảm bạn bè, đồng nghiệp gắn kết không biên giới; là tiềm năng hợp tác mở rộng với cộng đồng giáo dục quốc tế trong tương lai.
NTT TRONG MẮT BẠN BÈ QUỐC TẾ
Kohei - Giám đốc đối ngoại của trường Miyazaki Omiya, Nhật Bản
Miyazaki Omiya is honored to keep a close relationship with NTT as a sister school. We always love your smart and enthusiastic students, and passionate and dedicated teachers. I was just a visitor that first visited NTT in 2017. I had the second chance to visit NTT as a friend in 2019. Then my third visit in 2023 made me a member of your family. Now NTT, Vietnam is my second home.
Noel và Charyl - Giáo viên học viện Raffles, Singapore
NTT and RI have had a long history of close partnership built over the good will and friendships between teachers and students from both schools. We thoroughly appreciate the warmth and love that NTT had extended to our students and teachers on this trip, and the programme has deepened our understanding of Vietnam’s culture and history. We are also very thankful that both schools are able to spur each other on to give back to the community. We are glad to learn from each school’s strengths and to apply it to our local context. We hope for the longevity of this precious partnership, and we wish NTT a happy 25th anniversary! ❤️
Rikke Werther Hansen - Giáo viên trường Frederiksborg Gymnasium, Đan Mạch
Since 2017 FG has enjoyed the privilege of being a partner school of NTT. It has been a great honour for the Danish principal and teachers to work together with NTT and their principal and teachers in arranging student exchanges. Our students have benefitted greatly from their exchanges, learning about Vietnamese history and culture and the Vietnamese educational system and experiencing the hospitality of the host families. Friendships across borders have been formed. We sincerely hope to continue this partnership for many years to come. We congratulate your school on this 25th anniversary and send NTT, principal, teachers, staff and students and families all our best wishes for the future.
Miisa Muhonen - Tình nguyện viên đến từ Phần Lan, giảng dạy tại trường Nguyễn Tất Thành trong 7 tháng
During my stay, I was able to see how motivated and creative the students at NTT were. Everybody, including the students and the teachers, worked very hard towards their goals, which was very inspiring. I believe that all the students will get far in their lives and also grow to be great people.