PHẦN II. ẤM ÁP TÌNH ĐỒNG NGHIỆP

Tổ chức các hoạt động từ thiện, người ta sẽ thường nghĩ đến việc huy động, quyên góp, giúp đỡ về vật chất như hàng hóa, tiền bạc cho những vùng, những người còn khó khăn, thiếu thốn. Đó là những hoạt động xã hội rất có ý nghĩa, thể hiện truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc.

Hoạt động từ thiện tại trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành mang màu sắc rất riêng biệt, được thiết kế và xây dựng thành dự án có quy mô lớn, có tính khoa học và được thực hiện theo lộ trình ba năm, theo ba giai đoạn. Là dự án Từ thiện bền vững không phải chỉ vì nó được thực hiện với chiến lược “dài hơi” mà còn bởi giá trị xã hội bền vững mà chương trình mang lại. Không chỉ giúp đỡ về mặt vật chất, dự án Từ thiện bền vững còn định hướng chia sẻ, đồng hành cùng với các đồng nghiệp vùng cao Hà Giang những kinh nghiệm chuyên môn, giúp bạn tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, tạo môi trường giáo dục bình đẳng và cơ hội học tập tốt hơn cho học trò vùng cao, tạo nội lực để các nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu. Với nhiệt tình cháy bỏng, với sự đam mê nghề nghiệp, với những dạt dào cảm xúc yêu thương, đội ngũ nhà giáo trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành “muốn mang đến tặng những đồng bào vùng sâu, vùng xa của mình không chỉ là con cá, mà nhiều hơn thế - là cả chiếc cần câu và cách đi câu”.

Trong hành trình đến với Hà Giang năm học này, đoàn công tác của chúng tôi đã giành trọn vẹn một ngày để trao đổi chuyên môn liên trường với các đồng nghiệp Vị Xuyên. Sau một chặng đường dài hơn ba trăm cây số, sáng sớm ngày 6/10/2016, chúng tôi đến với trường THCS Lý Tự Trọng và bắt đầu chuỗi hoạt động chuyên môn đầy ý nghĩa. Chủ đề chính của hoạt động lần này là Tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Thật thú vị khi hoạt động trao đổi kinh nghiệm và tập huấn chuyên môn của dự án Từ thiện bền vững của nhà trường với các trường bạn tại Vị Xuyên dịp này lại trùng với Hội thảo chuyên môn của Sở GD & ĐT Hà Giang cho các trường THCS toàn tỉnh đặt theo cụm tại trường Lý Tự Trọng, huyện Vị Xuyên.

Dự giờ và trao đổi chuyên môn theo tổ

Trước khi đến dự giờ của các đồng nghiệp trường THCS Lý Tự Trọng, những ngày trước đó, vừa làm nhiệm vụ chuyên môn thường xuyên, các thầy cô thuộc các tổ chuyên môn trường Nguyễn Tất Thành đã tích cực trao đổi qua email, điện thoại với các thầy giáo, cô giáo Hà Giang để thiết kế phương án khoa học nhất cho các giờ dạy. Giờ dạy thực nghiệm của các đồng nghiệp trường THCS Lý Tự Trọng là kết quả của quá trình sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của đội ngũ và tổ chuyên môn của hai trường.

Sau 2 tiết dự giờở các môn học Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lí, Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, các nhà giáo trường Nguyễn Tất Thành và các đồng nghiệp của các trường THCS Lý Tự Trọng, THCS Bạch Ngọc, THCS & THPT Linh Hồ, các cán bộ, giáo viên cốt cán chuyên môn tại các trường THCS thuộc huyện Vị Xuyên và các huyện trong cụm đã thực hiện trao đổi, chia sẻ những hiểu biết, những kinh nghiệm trong việc tổ chức các giờ học cụ thể để phát triển năng lực chung và các năng lực chuyên biệt cho học sinh.

IMG_4194

Các bạn qua sát thấy hiện tượng hóa học gì đang xảy ra? - Ảnh: Ngọc Toản


Thầy muốn gửi gắm điều gì trong những sáng tác văn học cho thiếu nhi? - Ảnh: Trần Thúy


Giờ học thật vui! - Ảnh: Trần Thúy

Chia sẻ với đồng nghiệp Hà Giang, các nhà sư phạm của mái trường mang tên Bác cũng thêm một lần được trực tiếp trải nghiệm thực tiễn, tích lũy được thêm cho bản thân những bài học quý giá trong hành trình không mệt mỏi của sự nghiệp trồng người.


Say sưa trao đổi chuyện môn tại các tổ - Ảnh: Ngọc Toản

Buổi chiều, các thầy cô tiếp tục các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn theo chủ đề của Hội thảo.

Tập huấn chuyên môn “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực”

Giản dị và vô cùng hấp dẫn, với năng lực và nhiệt huyết tràn đầy, cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Thu Anh đã có buổi tập huấn chuyên đề theo “đơn đặt hàng” của các bạn đồng nghiệp Hà Giang rất ấn tượng và bổ ích.


Cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thu Anh trao đổi chuyên môn
- khơi nguồn đam mê nghề nghiệp - Ảnh: Quốc Việt


Miệt mài học tập - Ảnh: Quốc Việt


Nhóm Ngữ Văn nhiều ý tưởng - Ảnh Xuân Quý


Quyết tìm ra phương án dạy học hay, dù có phải xoay nghiêng quả đất!
Nhóm Địa lí - Ảnh: Quốc Việt


Nhóm Hóa Học rất sáng tạo - Ảnh: Quốc Việt


Nhóm Vật lí rất say sưa - Ảnh: Xuân Quý


Nhóm Tiếng Anh rất tập trung - Ảnh: Xuân Quý


Nhóm Toán học rất miệt mài - Ảnh: Xuân Quý


Nhóm Lịch Sử rất cầu kì - Ảnh : Xuân Quý


Nhóm Sinh học hoàn thành nhiệm vụ rất nhanh - Ảnh: Xuân Quý


Kết quả hoạt động hợp tác của nhóm chúng tôi! - Ảnh: Quốc Việt


Phát triển năng lực học sinh – đó là điều các bạn vẫn thường làm thôi! - Ảnh: Xuân Quý

Mặc dù trời đã ngả về chiều, bóng núi đã sẫm, những chặng đường về của đồng nghiệp vùng cao còn xa nhưng rất nhiều cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán chuyên môn và đồng nghiệp Hà Giang vẫn tích cực, say mê tham gia buổi tập huấn và chia sẻ chuyên môn cùng các nhà giáo đến từ mái trường của Thủ đô Hà Nội. Những nhận thức mới mẻ về dạy học phát triển năng lực học sinhnhư làm sáng bừng lên gương mặt của các nhà giáo say nghề. Hình như niềm đam mê nghề nghiệp mà các nhà giáo trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành đã mang đến như một ngọn lửa kì diệu đã và đang lan tỏa được đến những đồng nghiêp vùng cao này.

Tình bạn nồng ấm

Chẳng phải họ hàng ruột thịt, chẳng phải bạn bè thân thiết, nhưng những ngon lửa đam mê với nghề dạy học, những mong muốn, khát khao tạo nên những hoạt động giáo dục hấp dẫn cho học trò đã nhanh chóng gắn kết những con người xa lạ thành những người trong một nhà.


Thân quen như đã gặp từ lâu - Ảnh: Quốc Việt


Những bàn tay lưu luyến những bàn tay - Ảnh: Quốc Việt


Những bàn tay lưu luyến những bàn tay - Ảnh: Quốc Việt


Những bàn tay lưu luyến những bàn tay - Ảnh: Quốc Việt


Tạm biệt và hẹn gặp lại bạn thân yêu nhé! - Ảnh: Quốc Việt

Có lẽ món quà quý giá nhất mà đội ngũ nhà giáo từ mái trường mang tên Bác đã dành tặng cho những người đồng nghiệp vùng cao không phải là những tri thức, những kinh nghiệm giáo dục mà chính là những ngọn lửa đam mê đối với nghề nghiệp nhọc nhằn mà không ít hạnh phúc này.

Về lại Thủ đô, ngắm ánh đèn phố xá rực rỡ lung linh, tôi cảm thấy sống mũi cay cay khi nhớ đến lời tâm sự của người bạn Bạch Ngọc: “Các anh chị đã giúp em hiểu ra rằng muốn gieo được cái chữ trên mảnh đắt cằn này rất cần phải có niềm say mê...„ Bất giác, trái tim tôi như cảm thấy được sự ấm áp lạ kì. Đó là vì mình nhận lại được hạnh phúc lớn hơn cả những gì mình đã cho đi!

Trần Thúy

(Tổ Ngữ văn THCS)


PHẦN I. SƯỞI ẤM MÙA ĐÔNG VÙNG CAO HÀ GIANG